Phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 68 - 69)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

Tiếp tục duy trì phương thức cho vay từng lần: Cho vay từng lần là phương thức áp dụng cho khách hàng vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết, lập giấy nhận nợ. Phương thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh Mộc Hóa, Long An trong thời gian qua và đối tượng khách hàng chính là cá nhân và kinh tế hộ. Thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì quy mô cho vay từn lần đã đạt được vì các khoản vay này có độ an toàn cao và số lượng vay trên địa bàn Long An khá lớn.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này nên áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng. Ngân hàng cần căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng nên tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức và các điều khoản đã ghi trong hợp đồngtín dụng. Phương thức này phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là những doanh nghiệp chiếm số lớn ở Long An. Ngân hàng cũng cần thận trọng khi sử dụng

phương thức này vì nó đặt ngân hàng vào vị thế rất khó giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng và dễ xuất hiện rủi ro.

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: Đây là hình thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Hình thức này dễ kiểm soát việc sử dụng vốn, nên có thể hạn chế rủi ro.

Cho vay đồng tài trợ: Trong thời gian tới số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được sẽ có xu hướng tăng lên. Việc cho vay các dự án loại này thường khó khăn do nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, BIDV chi nhánh Mộc Hóa nên phối hợp với các ngân hàng khác để cùng nhau liên kết trong thẩm định dự án, hợp vốn cho vay, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)