Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 58 - 59)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Kết quả đạt được

Quản lý RRTD theo công nghệ hiện đại là lĩnh vực khá mới mẻ đối với BIDV chi nhánh Mộc Hóa, một phần do các NHTM Việt Nam có thời gian hoạt động trong kinh tế thị trường chưa lâu, phần khác do BIDV chi nhánh Mộc Hóa là đơn vị mới thành lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nơi RRTD có hình thức thể hiện đặc thù ít được nghiên cứu. Mặc dù vậy, thời gian qua nội dung quản lý RRTD đã được Ngân hàng bước đầu triển khai toàn diện trên tất cả các khâu của hoạt động tín dụng và được thực thi ở tất cả các đơn vị trực thuộc. Kết quả này thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ trong Ngân hàng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của RRTD để tự giác thực hiện những giải pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD đúng đắn. Từ Ban giám đốc ngân hàng đến cán bộ tín dụng đều nhận thức rõ ràng rằng, phòng ngừa và xử lý tốt RRTD là điều kiện để NHTM hoạt động hiệu quả. Nhờ nhận thức đúng đắn đó, Ngân hàng đã mạnh dạn triển khai mạnh mẽ công tác huy động vốn và cho vay (huy động vốn nhiều hơn mức cho vay trên địa bàn), vừa chủ động phòng ngừa và hạn chế RRTD ở mức thấp hơn mức chung do BIDV quy định (BIDV chi nhánh Mộc Hóa thực hiện hạn chế RRTD ở mức 3% so với mức 5% do BIDV chi nhánh Mộc Hóa quy định).

- Thành công trước hết của BIDV chi nhánh Mộc Hóa trong quản lý RRTD là đã đưa công tác này quán triệt vào toàn bộ hoạt động của quy trình cho vay khách hàng.

- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đều đã được triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. BIDV chi nhánh Mộc Hóa đã thiết lập được hoạt động dự báo RRTD thông qua hệ thống thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống.

- Việc xử lý RRTD đã được BIDV chi nhánh Mộc Hóa chỉ đạo tích cực. Qua quá trình hoạt động của Ngân hàng cho thấy, rủi ro trong đối tượng khách hàng là cá nhân sản xuất ít xảy ra nhất, việc cho nông dân vay phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của BIDV nên Ngân hàng đã ưu tiên cho vay các khách hàng này.

BIDV chi nhánh Mộc Hóa nhận thức rõ mức độ hạn chế thiệt hại từ RRTD đối với ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ quản lý và trách nhiệm của mỗi người tham gia vào qui trình tín dụng. Vì thế, Ngân hàng đã quán triệt để cán bộ, nhân viên của mình chú trọng các biện pháp giảm thiểu RRTD trong hoạt động thường ngày của họ. Nhờ những nỗ lực này mà giờ đây các cán bộ của BIDV chi nhánh Mộc Hóa không còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với RRTD và biện pháp phòng ngừa RRTD như những năm trước đây. Ngân hàng cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do BIDV và Trung tâm đào tạo BIDV khu vực Miền Nam tổ chức. Đồng thời bộ máy quản lý RRTD của Ngân hàng cũng dần được hoàn thiện. Ngoài việc quy định nghĩa vụ quản lý RRTD của từng bộ phận, từng cán bộ nghiệp vụ, BIDV chi nhánh Mộc Hóa còn thành lập Tổ thu hồi nợ do cán bộ có cương vị cao phụ trách ở cả chi nhánh tỉnh lẫn các chi nhánh bên dưới. Tổ thu hồi nợ này có chức năng chủ yếu là lên kế hoạch và tìm biện pháp phối hợp tích cực với các tổ chức chính trị ở địa phương để thu hồi nợ, nhất là những khoản nợ lớn. Nhờ tạo ra cơ chế chuyên trách như vậy nên công tác thu hồi nợ của BIDV chi nhánh Mộc Hóa có hiệu quả hơn. BIDV chi nhánh Mộc Hóa đã gắn trách nhiệm thu hồi nợ với chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng để họ có trách nhiệm tới cùng trong việc đốc thúc khách hàng trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 58 - 59)