Một số phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 36 - 39)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Một số phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả

Rõ ràng với vai trò là “kim chỉ nam” trong hoạt động cho vay của NH, chính sách cho vay phù hợp là chính sách linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình nền kinh tế cũng như tình hình quản lý cho vay của NH. Do đó, biện pháp trước tiên trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng là xác định mục tiêu và thiết lập chính sách cho vay phải đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý, phù hợp với các quy định/chính sách của NHNN và Chính phủ, vừa đảm bảo tính hài hòa lợi ích của các NHTM, KH và cả xã hội, vừa góp phần nâng cao chất lượng cho vay cho NH.

Phân tích và thẩm định cho vay là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình cho vay. NH tổ chức thẩm định về các mặt tài chính, phi tài chính, sự khả thi phương án SXKD của KH; phân tích các yếu tố vĩ mô, khả năng hiện tại của KH về sử dụng vốn cho vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu là tìm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, hai khâu này còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định thái độ trả nợ của KH làm cơ sở quyết định cho vay. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong NH.

Thực hiện xếp hạng rủi ro tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM là các quy định, mô hình, nguyên tắc cho điểm xếp hạng tín nhiệm các KH cũng như các khoản nợ nhằm quản trị rủi ro của một NH bao gồm các biện pháp có liên quan của NH nhằm duy trì, cải thiện thứ hạng đã xếp trước đó. Theo khoản 1 Điều 5 của Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày18/3/2014 của NHNN thì Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ tiêu chí tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá KH trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của KH. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng KH khác

nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp cho vay và những người có liên quan của đối tượng này.

Như vậy, một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NH tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc quyết định cho vay, thực hiện chính sách KH, quản lý rủi ro tín dụng của NH.

Thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tiền vay

Quyết định cho vay phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp hạng tín dụng,… nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai lầm, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay. Do vậy, biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay có thể xem xét đến các hình thức bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là việc NHTM áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho KH vay. Các hình thức bảo đảm tiền vay bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

Sự biến động giá trị TSBĐ theo chiều hướng bất lợi (phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch) nên yêu cầu đối với các TSBĐ là: tài sản dễ được định giá, tài sản dễ chuyển cho NH quyền sở hữu hợp pháp, tài sản dễ tiêu thụ.

Bảo đảm tiền vay thường được xem là “cái phao” cuối cùng giúp các NH thu hồi khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên, nếu quyết định cho vay quá chú trọng đến việc dựa vào “cái phao” này dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy dễ mắc sai lầm chủ quan. Ngoài ra, bảo đảm tiền vay cũng chưa hẳn loại bỏ được rủi ro trong hoạt động chovay. Có nhiều trường hợp KH không trả được nợ vay, NH phải khởi kiện và yêu cầu thi hành án, bán đấu giá TSBĐ để thu hồi nợ nhưng trong quá trình bán đấu giá TSBĐ đôi khi vẫn không thu đầy đủ gốc và lãi vay.

Tuân thủ tuyệt đối quy trình cho vay

CBTD phải theo sát quá trình sử dụng vốn của KH có đúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm tiến độ thực hiện dự án... có thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng.

Hơn nữa, mục đích của việc giám sát cho vay là phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn, giúp NH phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, thông qua đó, NH có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết.

Mua bảo hiểm tiền vay

Bảo hiểm tiền vay là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ NH khi họ không may gặp rủi ro không lường trước, giảm được gánh nặng cho người thân hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Trong nhiều trường hợp KH vay vốn, đặc biệt là KH cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng họ có nhu cầu vay vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Nguồn thu nhập chính là từ cây trồng, vật nuôi. Nếu KH gặp rủi ro do hạn hán, mất mùa, vật nuôi bị dịch bệnh chết không có nguồn thu nhập để trả nợ NH. Hoặc đối với các khoản vay tiêu dùng, nguồn trả nợ từ tiền lương, nhưng khi KH tai nạn chết hoặc bị thương tật không có nguồn thu trả nợ NH thì những trường hợp như vậy, NH thường cho KH vayvới điều điện là KH mua bảo hiểm khoản vay. Khi KH rơi vào tình trạng không có thu nhập trả nợ vay NH thì công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường cho NH tối đa bằng 100% nghĩa vụ trả nợ của KH tính tới thời điểm bị rủi ro.

Xử lý nợ xấu có hiệu quả

Để có thể giải quyết được nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với NH, thì các NH cần phải xác định được những khoản nợ xấu là những khoản nợ vay có vấn đề vì vậy cần có quyết định cho vay một cách chính xác tránh phát sinh nợ xấu sau này. Đối với các khoản nợ quá xấu đã phát sinh NH chỉ thực hiện gia hạn nợ trong trường hợp người vay vẫn còn khả năng trả nợ, ngược lại NH tiến hành thanh lý khoản vay để giảm thiểu rủi ro.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản vay bị tổn thất. Qua đó, giúp NH tránh được trường hợp khó khăn về tài chính khi rủi ro xảy ra. Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro của NH được thực hiện theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN. Các khoản nợ của các TCTD được phân loại thành 5 nhóm với mức độ tăng dần của rủi ro và phải được xếp hạng các khoản nợ phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ tương ứng 0%, 5%, 20%, 50%, 100% so với giá trị khoản nợ sau khi trừ đi giá trị khấu trừ của TSBĐ. Bên cạnh đó, các TCTD phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích theo định kỳ hàng quý

tính vào chi phí, sẽ hình thành quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Trong trường hợp xảỷ ra rủi ro, NH có thể sử dụng quỹ dự phòng này để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 36 - 39)