Mối quan hệ giữa lãnh đạo-nhân viên và kết quả công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 30 - 31)

Masterson và cộng sự (2000) đã lý giải cho mối liên quan mật thiết giữa mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc, đó là khi lãnh đạo luôn ứng xử, giao tiếp với nhân viên một cách chân thành. tôn trọng; lãnh đạo quan tâm tới nhu cầu của họ, thỏa mãn được những mong muốn của họ, từ đó mối quan hệ tình cảm được mở rộng ra ngoài phạm vi công việc để đáp lại những gì mà họ nhận được từ cấp trên của mình. Hay nói cách khác, khi nhân viên cảm nhận được mối quan hệ của mình với lãnh đạo càng gắn bó, họ sẽ phát huy nỗ lực tối đa, đẩy mạnh việc hoàn thành công việc và gia tăng kết quả cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Cropanzano và cộng sự (2002); Masterson và cộng sự (2000) cho thấy, mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả công việc của nhân viên. Khi nhân viên luôn tin tưởng vào cấp trên của họ sẽ hỗ trợ họ, cùng giúp đỡ họ tháo gỡ vấn đề nếu họ gặp phải bất kỳ tình huống khó khăn nào, từ đó mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên sẽ càng được nâng cao và nhân viên sẽ càng nỗ lực, sẵn sàng thực hiện công việc với kết quả tốt hơn.

Theo Kết quả nghiên cứu của Walumbwa và cộng sự (2009) cũng cho thấy trong nghiên cứu của mình, mối quan hệ tích cực giữa kết quả công việc và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên. Khi mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên trong tổ chức được nâng cao sẽ kích thích tinh thần làm việc của người lao động từ đó nâng cao kết quả công việc trong tổ chức.

Siron và cộng sự (2015) cũng có kết luận tương tự khi cho thấy mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên trong tổ chức. Bên cạnh đó mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên ngoài việc tác động tích cực vào sự hài lòng, thì yếu tố trên còn góp phần tăng cường sự cam kết với tổ chức của nhân viên, qua đó nâng cao kết quả và năng suất lao động của nhân viên (Lin và Ma, 2004).

Trong nghiên cứu của Burton và cộng sự (2008), mối quan hệ của công bằng tổ chức (bao gồm công bằng thủ tục, công bằng phân phối, công bằng ứng xử giữa người quản lý và nhân viên, công bằng thông tin) kết hợp với mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên có ảnh hưởng mạnh tới kết quả công việc của nhân viên, đặc biệt công bằng ứng xử giữa người quản lý và nhân viên thông qua mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên có thể được xem là một yếu tố dự báo tốt và đầy đủ nhất của việc đạt được kết quả công việc cao hơn so với công bằng phân phối và thủ tục (Wang và cộng sự, 2010).

Shan và cộng sự (2015) thì cho rằng, có mối quan hệ giữa công bằng tổ chức, quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc. Nghiên cứu này kết luận rằng ba loại công bằng tổ chức (bao gồm công bằng thủ tục, công bằng phân phối, công bằng ứng xử giữa người quản lý và nhân viên) kết hợp với mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả công việc, nhưng công bằng trong ứng xử giữa quản lý và nhân viên thông qua mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên có ảnh hưởng nhiều hơn đến kết quả công việc. Nếu công bằng trong tổ chức tăng cao sẽ tác động đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, từ đó nâng cao kết quả công việc trong tổ chức. Kết quả cũng cho thấy rằng nhân viên làm việc hiệu quả hơn khi mối quan hệ với lãnh đạo của họ được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)