Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 31 - 36)

2.3.3.1. Nghiên cứu của Burton và cộng sự (2008)

Nghiên cứu “Liên kết giữa công bằng, kết quả công việc và quyền công dân thông qua mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên ” của Burton và cộng sự (2008) đã thực hiện phỏng vấn 258 nhân viên và 34 quản lý đến từ các công ty sản xuất quốc tế phía Tây Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp: nghiên cứu định lượng (thông qua khảo sát, phân tích dữ liệu bằng AMOS) và nghiên cứu định tính (thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc). Tác giả thực hiện đánh giá mối quan hệ giữa công bằng trong tổ chức, mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, kết quả công việc của nhân viên và quyền công dân trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 3 yếu tố của công bằng tổ chức bao gồm: công bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên đều có tác động đáng kể tới mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên. trong đó công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên có tác động mạnh hơn đáng kể so với công bằng phân phối và công bằng thủ tục. Kết quả cũng chỉ ra rằng thông qua vai trò trung gian của mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, các yếu tố của công bằng tổ chức đều có ảnh hưởng tích cực tới kết quả công việc và quyền công dân.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Burton và cộng sự (2008)

(Nguồn: Burton và cộng sự, 2008)

2.3.3.2. Nghiên cứu của Tziner và cộng sự (2008)

Tziner và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “Công bằng, mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc: Có phải các mối quan hệ giữa chúng bị gián tiếp ảnh hưởng thông qua văn hóa tổ chức?". Tác giả thực hiện

nghiên cứu với 75 nhân viên của một tổ chức dịch vụ công cộng lại Israel. Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính bao gồm 3 thành phần của công bằng tổ chức, đó là: công bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên ảnh hưởng tới mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc, trong đó 2 yếu tố của văn hóa tổ chức bao gồm: hỗ trợ nhân viên và sự quan tâm của tổ chức đều ảnh hưởng trực tiếp tới công bằng tổ chức và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (khảo sát, thu thập dữ liệu). Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa công bằng tổ chức và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên trong tổ chức, qua đó nâng cao kết quả công việc trong tổ chức thông qua 2 yếu tố trung gian của văn hóa tổ chức là: hỗ trợ nhân viên và sự quan tâm.

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Tziner và cộng sự (2008)

(Nguồn: Tziner và cộng sự, 2008, Báo cáo tâm lý, 2008, 103,516-526)

2.3.3.3. Nghiên cứu của Ishak và Alam (2009)

Ishak và Alam (2009) với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, công bằng tổ chức và hành vi công dân tổ chức: Nghiên cứu thực nghiệm ” nhằm mục đích đánh giá mối quan hệ giữa công bằng tổ chức, quan hệ lãnh đạo - nhân viên và hành vi công dân tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng tại Malaysia. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là 350 nhân viên làm việc trong các Ngân hàng thương mại trong nước ở Malaysia. Nghiên cứu thu thập dữ liệu với 2 mẫu khảo sát A và B. Mẫu khảo sát B được gửi đến người tham gia khảo sát và mẫu khảo sát A được gửi đến người quản lý trực tiếp họ. Những người tham gia khảo sát

cung cấp tên của người quản lý trực tiếp, và việc này được kiểm tra chéo bởi thành viên trong tổ chức. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 4 yếu tố của công bằng tổ chức bao gồm: công bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng trong ứng xử giữa người quản lý và nhân viên và công bằng thông tin, ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và hành vi công dân tổ chức. Phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng. Kết quả kiểm định mô hình cho thấy, các yếu tố của công bằng tổ chức đều có ảnh hưởng tích cực tới mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và hành vi công dân tổ chức, trong đó công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên có tác động mạnh nhất tới hành vi công dân tổ chức thông qua vai trò trung gian của mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên.

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Ishak và Alam (2009)

(Nguồn: Ishak và Alam (2009))

2.3.3.4. Nghiên cứu của Walumbwa và cộng sự (2009)

Walumbwa và cộng sự (2009) đã thực hiện nghiên cứu “Công bằng tổ chức, hành vi tự nguyện học lập và kết quả công việc: mọi cuộc kiểm tra những ảnh hưởng gián tiếp của sự tương đồng và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên ” nhằm kiểm tra tác động của công bằng tổ chức đến các hoạt động học tập tự nguyện và kết quả công việc của nhân viên trong tổ chức thông qua ảnh hưởng gián tiếp của uy tín tổ chức và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên trong tổ chức, trong đó uy tín tổ chức được nâng cao bởi công bằng phân phối và công bằng thủ tục, trong khi mối

quan hệ lãnh đạo - nhân viên được nâng cao bởi công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên và công bằng thông tin. Nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu là 398 nhân viên và 44 quản lý trực tiếp của họ đang làm việc tại các đại lý ô tô phía Tây Nam nước Mỹ. Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính (thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc) và nghiên cứu định lượng (thông qua khảo sát).

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của công bằng bao gồm: công bằng phân phối và công bằng thủ tục có ảnh hưởng tích cực tới hành vỉ tự nguyện học tập và kết quả công việc. Kết quả cũng chỉ ra rằng hai yếu tố của công bằng tổ chức là: công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên và công bằng thông tin đều có ảnh hưởng đáng kể tới mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, từ đó gia tăng hành vỉ tự nguyện học tập cũng như nâng cao kết quả công việc của nhân viên trong tổ chức.

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Walumbwa và cộng sự (2009)

(Nguồn: Walumbwa và cộng sự, 2009)

2.3.3.5. Nghiên cứu của Shan và cộng sự (2015)

Shan và cộng sự (2015) đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “Tác động của công bằng tổ chức tới kết quả công việc của nhân viên ở các thư viện: Vai trò trung gian của mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên” nhằm đánh giá tác động của công bằng trong tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân

viên làm việc tại các thư viện của trường đại học ở Pakistan. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những nhân viên thuộc 15 thư viện của các trường đại học thuộc khu vực công ở thành phố Islamabad, Pakistan. Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua việc gửi email bảng câu hỏi khảo sát đến 110 nhân viên làm việc tại các thư viện thuộc trường đại học khu vực Nhà nước ở thành phố Islamabad, Pakistan. Phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu sau khi xử lý bằng phân mềm SPSS cho thấy các yếu tố công bằng trong tổ chức bao gồm: công bằng phân phối; công bằng thủ tục; công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, qua đó nâng cao kết quả công việc của nhân viên tại các thư viện trên địa bàn nghiên cứu.

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Shan và cộng sự (2015)

(Nguồn Shan và cộng sự (2015))

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)