Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 44)

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, bổ sung các thành phần của công bằng tổ chức ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên. Bước nghiên cứu định tính cũng là cơ sở điều chỉnh lại thang đo trong các nghiên cứu trước cho phù hợp với đặc thù của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức của nghiên cứu. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 2 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Gồm 7 nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An.

Nhóm 2: Gồm 5 nhà quản lý đang làm việc tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An.

Dàn bài câu hỏi định tính đưa ra những câu hỏi đề nghị người thảo luận nhóm bổ sung các thành phần công bằng tổ chức. Dàn bài câu hỏi định tính cũng đề nghị những người được thảo luận điều chỉnh thang đo các thành phần của biến công bằng tổ chức, mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên. Sau đó, tác giả sẽ hiệu chỉnh lại thang đo của các thành phần (thang đo Likert 5 bậc từ 1+5; 1 là hoàn toàn không đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý) cho dễ hiểu và cụ thể hơn, làm thuận tiện cho quá trình nghiên cứu định lượng.

nghiên cứu định lượng. Thang đo chính thức sẽ được mã hóa và trình bày trong phần tiếp theo

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy tất cả các thành viên đều hiểu nội dung của các thành phần công bằng tổ chức, mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên, kết quả công việc. Những người được phỏng vấn đều nhất trí giữ nguyên 6 thành phần trong mô hình đề xuất bao gồm: công bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng trong ứng xử giữa người quản lý và nhân viên và công bằng thông tin; mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên. Đồng thời, đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ một số biến đo lường các yếu tố cho phù hợp với bối cảnh của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.

Một số biến cũng được bổ sung, loại bỏ, hoặc điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp và sáng nghĩa hơn sau khảo sát định tính, cụ thể các thang đo sau đó được chọn lọc như sau:

Bảng 3.1. Thang đo công bằng phân phối STT

hiệu Tên biến Nguồn tham khảo

1 CBPP1 Tôi cho rằng lịch làm việc của tôi là công bằng

Shan và cộng sự (2015)

2 CBPP2 Tôi cho rằng mình được trả lương tương

xứng với khả năng

3 CBPP3 Tôi cho rằng khối lượng công việc tôi làm là công bằng

4 CBPP4 Tôi cho rằng tiền thưởng tôi nhận được là công bằng

Bảng 3.2. Thang đo công bằng thủ tục STT

hiệu Tên biến

Nguồn tham khảo

1 CBTT1 Quyết định công việc của cấp trên được

thực hiện một cách không thiên vị

Shan và cộng sự (2015)

2 CBTT2

Cấp trên luôn đảm bảo rằng tất cả các mối quan tâm của nhân viên đều được lắng nghe trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến công việc của họ

3 CBTT3 Để đưa ra quyết định công việc, cấp trên

luôn thu thập thông tin chính xác và đầy đủ

4 CBTT4

Để đưa ra quyết định, cấp trên luôn làm rõ các quyết định và cung cấp thêm thông tin có liên quan khi được nhân viên yêu cầu

(Nguồn: Những nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)

Bảng 3.3. Thang đo Công bằng ứng xử STT

hiệu Tên biến

Nguồn tham khảo

1 CBUX1 Khi đưa ra quyết định về công việc của tôi,

cấp trên đối xử với tôi một cách chân thành

Colquit (2011)

2 CBUX2

Khi đưa ra các quyết định liên quan tới công việc của tôi, cấp trên đối xử với tôi rất ân cần, lịch sự

3 CBUX3 Khi đưa ra quyết định về công việc của tôi,

cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng

4 CBUX4 Cấp trên biết kiềm chế những nhận xét,

bình luận không đúng đắn

5 CBUX5

Khi đưa ra quyết định về công việc của tôi, cấp trên luôn quan tâm đến quyền lợi của tôi

Bảng 3.4. Thang đo Công bằng thông tin

STT Ký hiệu Tên biến Nguồn tham

khảo

1 CBTHT1 Cấp trên đưa ra các lý do hợp lý cho các

quyết định về công việc của tôi

Colquit (2011)

2 CBTHT2

Khi đưa ra quyết định về công việc của tôi, cấp trên trao đổi với tôi một cách trung thực

3 CBTHT3 Cấp trên của tôi truyền đạt thông tin một

cách kịp thời

4 CBTHT4 Cấp trên giải thích các thủ tục, quy trình một cách kỹ lưỡng

(Nguồn: Những nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)

Bảng 3.5. Thang đo Quan hệ lãnh đạo – nhân viên

STT Ký hiệu Tên biến Nguồn tham

khảo

1 QHLDNV1 Lãnh đạo hài lòng với công việc tôi làm

Shan và cộng sự (2015)

2 QHLDNV2 Lãnh đạo hiểu được các vấn đề và nhu

cầu trong công việc của tôi

3 QHLDNV3 Lãnh đạo nhận ra được các tiềm năng

của tôi

4 QHLDNV4 Lãnh đạo thường hỗ trợ tôi giải quyết

một số vấn đề trong công việc

(Nguồn: Những nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)

Bảng 3.6. Thang đo Kết quả công việc

STT

hiệu Tên biến

Nguồn tham khảo

1 KQCV1 Tôi thực hiện các công việc được giao rất hiệu

quả

Shan và cộng sự (2015)

vì tôi thích làm tốt công việc đó

3 KQCV3 Tôi thường cố gắng suy nghĩ những giải pháp để

thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn

4 KQCV4

Tôi cảm thấy tự hào và hài lòng khi tôi hoàn thành

tốt công việc

(Nguồn: Những nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)

3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An Kích thước mẫu: Mô hình nghiên cửu này có 25 biến đo lường, như vậy số lượng mẫu tối thiểu phải đạt 125 biến quan sát: 5 quan sát × 37 biến (Hair và cộng sự, 2006). Vì thế, để tăng đô tin cậy cho nghiên cứu, tác giả quyết định lấy kích thước mẫu là 350 mẫu là những nhân viên đang làm việc tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An.

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được thiết kế theo 3 bước:

Bước 1: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các thành phần và thuộc tính đo lường sau khi nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý/ không đồng ý của đối tượng khảo sát.

Bảng 3.7. Thang đo Likert 5 mức độ

(Nguồn: Nghiên cứu của Rensis Likert)

Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 30 nhân viên để đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp về hình thức, câu chữ

nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát hiểu đúng câu hỏi và trả lời chính xác với mục đích của người nghiên cứu.

Bước 3: Sau khi phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 25 câu tương ứng 25 biến quan sát, chia thành 2 phần:

- Phần 1: Các câu hỏi nhằm thu thập sự đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố của công bằng tổ chức ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên (25 câu hỏi).

- Phần 2: Các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau (3 câu hỏi).

3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích thống kê mô tả: Mục đích của phân tích là cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa vào tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê...

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Theo Nunnally và Burnstein (1994) các biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.5; kiểm định KMO > 0.5 để kiểm định độ tương quan (Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2011). Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components và phép quay Varimax. Tiêu chí chọn số lượng nhân tố: Dựa vào chỉ số Eigenvalue > 1 và mô hình lý thuyết có sẵn (Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2011). Kiểm định sự phù hợp mô hình EFA so với dữ liệu khảo sát: Tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2011). Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading lớn hơn 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading lớn hơn 0.4 được xem là quan trọng, lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Theo Hair và cộng sự (1998), nếu chọn tiêu chuẩn factor loading lớn hơn 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100, thì factor loading lớn hơn 0.55, còn nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải

lớn hơn 0.75. Như vậy, trong nghiên cứu này với cỡ mẫu khoảng 150, thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA: Trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê. CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không do các biến quan sát cũng là các biến chỉ báo trong mô hình đo lường, bởi vì chúng cùng” tải” lên khái niệm lý thuyết cơ sở.

Mô hình SEM sử dụng kỹ thuật phân tích CFA được xây dựng như sau: X1 = λ11 ξ1 + δ1

X2 = λ22 ξ2 + δ2

X3 = λ31 ξ1 + λ32 ξ2 + δ3,

(ξ i là các nhân tố chung, Xi là các nhân tố xác định)

Trong đó: λ là các hệ số tải, các nhân tố chung ξ i có thể có tương quan với nhau, các nhân tố xác định Xi cũng có thể tương quan với nhau. Phương sai của một nhân tố xác định là duy nhất.

Phương trình biểu diễn mô hình một cách tổng quát dạng ma trận của x như

sau:

x = Λx ξ +δ

Cov(x, ξ) = Σ = E(xx’) = E [(Λx ξ +δ)(Λx ξ +δ)’] = E[(Λx ξ +δ)(Λ’x ξ ‘+δ’)] = Λx E(ξξ’)Λx’ + ΛxE(ξδ’)Λx’ + E(δ’δ’)

Đặt: Σ = E(xx’); Φ = E(ξξ’); Θ = E(δδ’)

Với x’; Λx’; ξ ‘; δ’ lần lượt là ma trận chuyển vị của ma trận x; Λx; ξ ;δ. Cuối cùng phương trình Covariance được viết gọn như sau:

Σx = Λx Φξ Λ’x + Θx

Tương tự đối với phương trình dạng ma trận của y và ma trận Covariance:

y = Λyη + ε

Σy = Λy Φη Λ’y + Θy (Theo Phạm Đức Kỳ)

Standardized Loading Estimates: Hệ số tải chuẩn hóa; Composite Reliability (CR): Độ tin cậy tổng hợp; Average Variance Extracted (AVE): Phương sai trung bình được trích; Maximum Shared Variance (MSV): Phương sai riêng lớn nhất.

Theo Hair et al., Multivariate Data Analysis (2010) thì các ngưỡng so sánh của 4 chỉ số trên tương ứng với các kiểm định về Validity và Reliability như sau: Độ tin cậy (Reliability); Standardized Loading Estimates >= 0.5 (lý tưởng là >=0.7); Composite Reliability (CR) >= 0.7

Tính hội tụ (Convergent): Average Variance Extracted (AVE) >= 0.5 Tính phân biệt (Discriminant):

Maximum Shared Variance (MSV) < Average Variance Extracted (AVE) Square Root of AVE (SQRTAVE)> Inter-Construct Correlations.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu, bao gồm hai phần nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, nhằm khám phá các yếu tố của công bằng tổ chức, kiểm định lại những yếu tố của công bằng tổ chức tác động lên mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về đơn vị nghiên cứu: Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An Long An

4.1.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An

Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An là đơn vị kinh tế trực thuộc Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông được thành lập theo quyết định số 715/QĐ-VNPT VNP-NS ngày 28/9/2015 của Hội đồng thành viên Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông; Trung tâm có địa chỉ trụ sở tại số 36 Võ Công Tồn, Phường 1, Thành Phố

Tân An, Tỉnh Long An; Điện thoại: 0272.3829828; Email:

800126longan@vnpt.vn; Website: www.longan.vnpt.vn

Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An là đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, có con dấu riêng theo tên gọi, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Quy định của Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông.

4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An An

Tổ chức, quản lý kinh doanh và điều hành kênh bán hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền thông – viễn thông giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Long An.

Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, truyền thông, quảng cáo, duy trì và phát triển thương hiệu theo chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông; Tổ chức xây dựng và quản lý thông tin dữ liệu về khách hàng của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông.

Tổ chức phối hợp các đơn vị có liên quan của Viễn thông Long An và các đối tác bên ngoài trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền thông – viễn thông giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng.

Tổ chức quản lý và thực hiện nghiệp vụ giá cước, tính cước theo quy định; thanh toán cước phí sử dụng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin – truyền thông – viễn thông giá trị gia tăng; thu nợ cước phí.

Kinh doanh, cung ứng, đại lý các loại vật tư, trang thiết bị chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ yêu cầu phát triển mạng lưới của Viễn thông Long An và nhu cầu của xã hội.

Khảo sát, tư vấn, thiết kế, giám sát, lắp đặt, thi công, bảo dưỡng, xây dựng các hệ thống, công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông, cho thuê văn phòng. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

Kinh doanh, bán các sản phẩm, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Điều hành các chính sách, kênh bán hàng, các chương trình bán hàng phục vụ khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường; Bán hàng; Chăm sóc khách hàng đến đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Điều hành các chính sách, kênh bán hàng, các chương trình bán hàng phục vụ khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường, bán hàng, thu cước, chăm sóc khách hàng đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thiết lập dịch vụ, sử dụng dịch vụ, cước dịch vụ, thanh toán cước phí, các quy định nhà nước.

4.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An

Về cơ cấu tổ chức Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An có Ban Giám đốc gồm Giám Đốc, Phó Giám Đốc giúp việc; Khối tham mưu có 03 phòng chức năng và Khối sản xuất có 09 Đơn vị trực thuộc.

Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An

(Nguồn: Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An)

4.1.4. Tình hình hoạt động của Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)