Định hướng Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng nhà nước việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 67 - 68)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.1. Định hướng Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối vớ

hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến 2025

- Xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh xuống các địa bàn vùng nông thôn của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tài chính vi mô và các công ty tài chính tiêu dùng đã tác động không nhỏ đến thị phần và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các thành viên, khách hàng của QTDND, thu hẹp vai trò và sự cần thiết của QTDND tại nhiều địa phương.

- Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ đã hỗ trợ, đẩy nhanh việc các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tài chính vi mô và các công ty tài chính tiêu dùng tiếp cận các thành viên QTDND. Mức độ cạnh tranh về lãi suất, chất lượng dịch vụ thuận lợi giữa các tổ chức nêu trên đã đẩy các QTDND vào xu hướng phải cạnh tranh thị phần, khách hàng gửi và vay một cách không cân sức.

- Hiện nay, mô hình kinh tế tập thể dưới hình thức hợp tác xã đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và mất dần lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường do quy mô nhỏ, trình độ quản lý, phát triển sản phẩm hạn chế và lợi ích, nhu cầu gắn kết của thành viên không rõ ràng, thiếu cơ chế dẫn đến vai trò của HTX không cao, khó phát huy. Trong bối cảnh trên NHNN Việt Nam đã đưa ra các định hướng nhằm cũng cố và phát triển đối với hệ thống QTDND như sau:

- Thứ nhất, cần phải tập trung, rà soát, củng cố, chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống QTDND nhằm đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh và hiệu quả trước khi thực hiện

việc tăng cường mở rộng phát triển hệ thống QTDND.

- Thứ hai, việc tổ chức hoạt động, thành lập mới, mở rộng phát triển QTDND luôn phải đảm bảo được bản chất của mô hình kinh tế tập thể với mục tiêu tương trợ giữa các thành viên trên cơ sở liên kết trong cùng địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc liên kết theo ngành nghề sản xuất nhằm tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định, lành mạnh và an toàn hoạt động QTDND.

- Thứ ba, rà soát, đánh giá lại điều kiện, nhu cầu cần thiết khách quan, khả năng tồn tại, đảm bảo an toàn đối với các QTDND trong từng địa phương, địa bàn để tiếp tục sắp xếp lại các QTDND, thành lập mới hay thu hẹp giảm bớt số lượng QTDND trên từng địa bàn tỉnh, thành phố đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực sự cần thiết khách quan. Việc thu hẹp được tiến hành bằng các hình thức hợp lý, đảm bảo sự ổn định an toàn hệ thống.

- Thứ tư, xây dựng cơ chế quản lý hệ thống QTDND với các cấp độ khách nhau về quy mô, phù hợp với mô hình kinh tế tập thể, năng lực quản trị, điều hành của QTDND. Phân cấp quy mô về vốn (huy động và cho vay), đưa các điều kiện tương ứng về bộ máy, con người, trình độ quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, cơ sở vật chất và công nghệ thông tin để đảm bảo hoạt động của các QTDND an toàn và hiệu quả.

- Thứ năm, triển khai giải pháp cụ thể, tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND thông qua việc giám sát, thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro; xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, QTDND yếu kém, không làm ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống QTDND nói riêng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung. Xây dựng mới, tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng giám sát an toàn của từng QTDND và cả hệ thống, tăng cường vai trò của NH HTX, Bảo hiểm tiền gửi trong việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kịp thời khó khăn của các QTDND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng nhà nước việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)