Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các Quỹ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng nhà nước việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 75 - 77)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.4. Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các Quỹ tín dụng

dân

Trong giai đoạn hiện nay, theo đánh giá của chi nhánh NHNN Tỉnh Long An thì tính cạnh tranh thị trường tiền tệ trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng tăng với nhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động bằng khả năng vốn lớn và công nghệ hiện đại. Trong đó, có nhiều ngân hàng thương mại tổ chức nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú hướng đến những hoạt động ở khu vực nông thôn. Điều này sẽ tạo sức ép ngày càng lớn cho các QTDND từ trước đến nay vốn chủ yếu hoạt động ở khu vực nông thôn. Điều đó đặt ra yêu cầu chi nhánh NHNN Tỉnh Long An cần tăng cường chỉ đạo, giám sát, định hướng và tích cực hỗ trợ để các QTDND tiếp tục hoạt động ổn định.

Trước hết, chi nhánh NHNN Tỉnh Long An cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các QTDND để kịp thời phát hiện và xử lý các tồn tại, giúp các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời, chỉ đạo các Quỹ tín dụng trên địa bàn tăng cường, phát huy vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai sót trong hoạt động. Cụ thể: Hỗ trợ tập trung đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác kiểm soát để sao cho Ban kiểm soát có thể thay mặt Đại hội thành viên giám sát và kiểm tra mọi mặt hoạt động của QTDND theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ quỹ tín dụng. Kiểm soát viên chuyên trách có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho trưởng ban kiểm soát để người này thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo cho Đại hội thành viên và NHNN về những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong hoạt động của QTDND. Trường hợp ban kiểm soát biết các sai phạm nói trên mà không báo cáo, phản ánh kịp thời thì cũng bị liên đới chịu trách nhiệm. Đối với các QTDND mới thành lập cần thường xuyên chỉ đạo các quỹ nhanh chóng ổn định tổ chức và đội ngũ cán bộ, chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.

Tiếp đó, so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, thì hệ thống QTDND có nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin…nên chưa tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng đầy sôi động hiện nay. Trong số các QTDND cơ sở trên địa bàn thì gặp khó khăn nhất là các quỹ đứng chân trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, nơi có sự hiện diện của nhiều ngân hàng thương mại. Bởi vậy, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các QTDND, chi nhánh NHNN Tỉnh Long An cần hướng dẫn các QTDND triển khai thực hiện tích cực các biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động của QTDND, vận động người gửi tiền ổn định tạo tâm lý yên tâm gửi tiền tại QTDND; chủ động điều chỉnh lãi suất tiền gửi cho phù hợp; huy động các nguồn tiền để cân đối các khoản phải thu, phải trả đến hạn; dự trữ chi trả các khoản rút tiền đột xuất...

Cuối cùng, một sự hỗ trợ cũng rất cần thiết đối với hoạt động của hệ thống QTDND chính là việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, năng lực quản trị điều hành QTDND.

Thực tế đã cho thấy, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác mới ra đời, đội ngũ cán bộ nhân viên trình độ còn hạn chế, hơn nữa các Quỹ lại thường có quy

mô nhỏ, hoạt động chủ yếu ở nông thôn nên khó có khả năng thu hút được các đối tượng có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Hơn lúc nào hết, các QTDND muốn phát triển thì cần phải có chiến lược đầu tư vào con người với chế độ đãi ngộ hợp lý. Chỉ có như vậy thì sự phát triển của hệ thống mới thực sự bền chắc và an toàn.

Các công việc cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới là phối hợp với Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh mở các khóa tập huấn ngắn ngày tại địa phương theo từng nội dung chuyên đề cho từng loại đối tượng tại các QTDND. Ngoài ra về lâu dài cũng cần phải có kế hoạch đào tạo cho các QTDND mới thành lập nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phẩm chất cho đội ngũ các bộ quản trị để ngang tầm với các tổ chức tín dụng khác trong tỉnh. Đi song song với trình độ nghiệp vụ thì giáo dục ý thức chấp hành quy định của pháp luật, nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ cũng cần phải được chú trọng. Như thế sẽ giảm thiểu được rủi ro đạo đức trong hoạt động của QTDND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng nhà nước việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)