9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Tham mưu, triển khai văn bản quy phạm pháp luật còn một số chồng chéo. Với vai trò quản lý đối với các QTDND trên địa bàn, trong quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống QTDND, chi nhánh NHNN Tỉnh Long An luôn làm tốt vai trò tham mưu cho Cấp uỷ Đảng chính quyền tỉnh ban hành các văn bản pháp quy (Chỉ thị của UBND tỉnh, Tỉnh uỷ) chỉ đạo hoạt động của QTDND. Tuy nhiên, QTDND hoạt động chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình hoạt động, hơn nữa nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã không còn phù hợp trong quá trình thực hiện mà chưa kịp sửa đổi, thay thế dẫn đến hiệu quả không cao và gây nhiều khó khăn cho QTDND.
Quản lý hoạt động huy động vốn còn bất cập, chưa hiệu quả. Do hoạt động của QTDND chủ yếu ở khu vực nông thôn nên quy mô hoạt động của QTDND nhỏ, huy động vốn tương đối khó khăn; mục tiêu hoạt động chủ yếu tương hỗ giữa các thành viên và không vì mục tiêu lợi nhuận nên tiềm lực tài chính hạn chế, khả năng tự bảo vệ của Quỹ tín dụng nhìn chung còn thấp; các khoản cho vay chủ yếu phục vụ khu vực nông nghiệp - nông thôn nên chứa đựng nhiều rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng. Từ những lý do trên, đối với các QTDND, muốn đáp ứng yêu cầu thường xuyên có tiền mặt trả tiền gửi cho khách hàng mà quỹ khả dụng thấp, một giải pháp duy nhất là thực hiện sự liên kết với nhau hỗ trợ lẫn nhau tiền mặt qua tổ chức trung gian đó là
NHHTX Việt Nam. Trong hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, tại một Quỹ tín dụng nhân dân có vốn tiền mặt tạm thời chưa sử dụng đem gửi vào NHHTX để tạo nguồn đáp ứng chi trả của quỹ tín dụng khác theo cơ chế cho vay điều hòa vốn. Tại NHHTX, nhận tiền gửi của quỹ tín dụng này cho vay quỹ tín dụng khác, thực chất là tập trung tiền mặt ở các quỹ tín dụng tạm thời chưa sử dụng đem cho vay các quỹ tín dụng có nhu cầu chi trả trước cho khách hàng. NHHTX là một tổ chức hợp tác do các QTDND xây dựng nên để tương trợ và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND, là một đầu mối của hệ thống QTDND và giữ vai trò điều hòa vốn cho các QTDND cơ sở thành viên.
Quản lý hoạt động sử dụng vốn và an toàn vốn chưa thật sự hiệu quả. Sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt, nó là hoạt động tạo ra thu nhập chính để duy trì và tạo ra nguồn lực để QTDND phát triển. Tuy nhiên, nếu vốn huy động được mà sử dụng vốn lại không có hiệu quả thì khi đó sẽ dẫn QTDND đi đến chỗ làm ăn thua lỗ, hoặc hoạt động cầm chừng, không có sức tăng trưởng. Hệ thống QTDND Long An trong những năm qua đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế hộ gia định, góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Tuy hoạt động QTDND trên địa bàn nông thôn, bị thu hẹp trong các xã nơi đóng trụ sở và các xã liền kề nhưng điều này không gây nhiều khó khăn đối với hoạt động của hệ thống QTDND. Năm 2017, công tác huy động vốn tại QTDND rất thuận lợi mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn với nhiều hình thức huy động phong phú, cộng với các hình thức khuyến mãi đa dạng. Nhưng với lợi thế không bị sức ép về lãi suất vì QTDND có cơ chế lãi suất huy động riêng (cao hơn NHTM 0,2%/năm có kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống) và sức ép về lợi nhuận, hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông thôn, khách hàng là những thành viên luôn gắn bó với QTDND, nguồn vốn huy động chủ yếu là những món nhỏ lẻ tiết kiệm của người dân nên nguồn tiền gửi rất ổn định. Trong giai đoạn 2016 -2018, hầu hết các QTDND có số dư huy động tăng cho thấy uy tín của hệ thống QTND ngày càng cao đối với nhân dân trên địa bàn. Một số QTDND có nguồn vốn huy động tăng trưởng rất nhanh dẫn đến tình trạng thừa vốn tạm thời, mặt dù lãi suất huy động tại một số QTDND do thừa vốn cao nên đã được điều chỉnh bằng hoặc thấp hơn các NHTM nhưng người dân vẫn tin tường và gửi tiền vào QTDND.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện còn nhiều thiếu sót. Sau khi đã triển khai các quy định của pháp luật đối với QTDND thì việc kiểm tra giám sát việc thực hiện là một khâu quan trọng trong việc thực hiện quản lý. Qua thực tế cho thấy ở bất kỳ Nhà nước nào Công tác thanh tra, giám sát vẫn là công cụ quan trọng nhất để quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý. Xuất phát từ vị trí, vai trò của Thanh tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường xuyên đề nghị cấp có thẩm quyền nâng cao vị thế của Thanh tra và chỉ đạo sát sao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình. Tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tỉnh Long An, Thanh tra, giám sát được quan tâm đặc biệt và được xác định là công cụ quan trọng hàng đầu để kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực thi pháp luật đối với các Các tổ chức có hoạt động ngân hàng nói chung và Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng. Tuy nhiên hoạt động thanh tra giám sát cũng có những thiếu sót, tồn tại. Cụ thể:
Thanh tra về hoạt động quản trị và điều hành: Chưa ban hành đầy đủ các quy chế theo quy định của Nhà nước. Không thường xuyên sửa đổi, bổ sung các quy chế để phù hợp với tình hình thực tế như quy chế mua sắm, thanh lý tài sản cố định, Quy chế quản lý và sử dụng con dấu, Ban hành quy chế chi tiêu tài chính không theo quy định của Bộ tài chính quy định về chế độ taì chính đối với QTDND; Ban hành nghị quyết không đúng chế độ như ban hành nghị quyết về lãi suất cho vay, giao nhiệm vụ cho cán bộ vượt nhiệm vụ quyền hạn... Vẫn còn tình trạng phân công, phân nhiệm không rõ ràng dẫn đến cán bộ làm không đúng chức trách như: Kiểm soát viên thường trực kiêm nhiệm cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán. Công tác kiểm soát còn mang tính hình thức, khả năng phát hiện các tồn tại, sai phạm còn thấp, chưa có các kiến nghị cụ thể với Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong việc chỉnh sửa các tồn tại, sai phạm.
Thanh tra công tác huy động vốn của QTDND: Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu tạo nên nguồn vốn hoạt động của QTDND. Để khai thác nguồn vốn tại chỗ, các QTDND đã áp dụng nhiều hình thức để huy động như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, huy động tiền gửi trả lãi trước, tặng quà, tặng bảo hiểm cho khách hàng gửi tiền...; đồng thời vận dụng lãi suất huy động phù hợp để điều tiết lượng tiền gửi vào phù hợp với khả năng cho vay. Tuy nhiên Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra một số QTDND thiếu năng động trong việc điều hành công tác huy động vốn
như là điều hành lãi suất huy động không linh hoạt, lúng túng trong việc điều hành, cân đối giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra… Còn trường hợp QTDND chưa ban hành quy định cụ thể về quy chế tiền gửi tiết kiệm, do vậy trong huy động tiền gửi, chi trả lãi tiết kiệm còn tùy tiện và thiếu nhất quán.
Thanh tra hoạt động cho vay của QTDND: Hoạt động cho vay chủ yếu tập trung cho sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, và kinh doanh dịch vụ, đảm bảo cơ cấu sử dụng vốn hợp lý phù hợp với tình hình thực tế sản xuất, phát triển ngành nghề của từng địa bàn mỗi QTDND hoạt động. Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện kịp thời những thiếu sót nhằm không ngừng hoàn thiện thực hiện cơ cấu sử dụng vốn đảm bảo an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng phục vụ thành viên, tăng trưởng tín dụng mở rộng quy mô hoạt động. Một số sai sót trong hoạt động cho vay của các QTDND trên địa bàn tỉnh như sau:
- Sử dụng mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cũ, căn cứ trên các quy định đã hết hiệu lực.
- Cho vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc, cho vay khách hàng với số tiền lớn, vượt 15% vốn tự có. Cho vay ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn đối với các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban điều hành.
- Chưa chú trọng việc kiểm tra, giám sát vốn vay, chưa kiểm tra sử dụng vốn dẫn đến không nắm bắt được khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.
- Một số QTDND cho vay khách hàng kinh doanh nhưng hồ sơ thiếu Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề, thiếu dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khi vay vốn.
- Định kỳ hạn nợ không sát với chu kỳ kinh doanh, cho vay tín chấp lương nhưng không có xác nhận của cơ quan trả lương, số tiền cho vay lớn hơn tổng số lương trong thời gian vay là không đảm bảo, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn không đúng quy định, gia hạn nợ với thời gian kéo dài.
- Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản còn chiếm tỷ trọng thấp, số hồ sơ thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm còn ít; cho vay cầm cố, thế chấp ô tô, xe máy nhưng chưa yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm và lập thụ hưởng bảo hiểm theo quy định.
- Chưa thực hiện tốt mục tiêu hoạt động của QTDND là tương trợ vẫn còn chạy theo mục tiêu lợi nhuận, cho vay thành viên với lãi suất cao ảnh hưởng đến lợi ích của thành viên.
- Về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: chưa thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, chủ yếu phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Mặt khác, các QTDND chưa phân loại đối với các trường hợp chậm trả lãi; chưa lập báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
- Các tồn tại, sai phạm trong hoạt động tín dụng đã được Thanh tra NHNN chỉ rõ và yêu cầu các QTDND phải khắc phục chỉnh sửa ngay. Báo cáo kết quả chỉnh sửa bằng văn bản về NHNN chi nhánh theo đúng thời gian đã quy định trong Kết luận thanh tra.
Thanh tra việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của QTDND:
Qua kết quả thanh tra cho thấy cơ bản các QTDND đều đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng chi trả, tỷ lệ mua sắm tài sản cố định… Đối với một số QTDND sau khi hoàn thành việc xây dựng trụ sở thì tỷ lệ đầu tư, mua sắm tài sản cố định vượt 50% vốn tự có nên NHNN chi nhánh tỉnh đã yêu cầu QTDND phải có phương án, kế hoạch tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ này không vượt mức quy định. Qua thanh tra cũng phát hiện một số QTDND không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn như: chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (nhỏ hơn 8%), chưa đảm bảo khả năng thanh toán cho 7 ngày tiếp theo. NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh đã yêu cầu các QTDND vi phạm phải có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa ngay. Một số QTDND mặc dù không vi phạm về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhưng qua thanh tra, kiểm tra cho thấy cơ cấu giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn không hợp lý, có thể dẫn đến rủi ro về thanh khoản. Cụ thể huy động tiết kiệm chủ yếu từ 1 đến 6 tháng nhưng cho vay lại chủ yếu là kỳ hạn 1 năm, do vậy dễ bị động trong khâu thanh toán khi tiền gửi đến hạn. Do đó, Thanh tra NHNN đã có các cảnh báo, kiến nghị cụ thể đối với với các QTDND, yêu cầu các QTDND phải có biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra.
Thanh tra về an toàn ngân quỹ: Công tác an toàn ngân quỹ là một nội dung được NHNN chi nhánh tỉnh coi trọng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các QTDND. Kết quả kiểm quỹ cho thấy, về cơ bản các QTDND đảm bảo an toàn kho quỹ, tồn quỹ thực tế khớp đúng với sổ sách kế toán. Tuy nhiên qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các tồn tại, sai phạm như:
- Hầu hết các QTDND cơ sở chưa có ý thức phòng cháy chữa cháy, chưa trang bị dụng cụ phòng chống cháy nổ.
- Một số QTDND việc quản lý chìa khóa kho két chưa đúng quy định (về thành phần quản lý), chưa mở đầy đủ các loại sổ sách (như sổ ra vào kho, sổ bàn giao chìa khóa kho, sổ theo dõi tiền giả…), khi giao dịch tiền mặt với khách hàng không lập bảng kê mệnh giá các loại tiền thu, chi.
Thanh tra việc hạch toán, kế toán và thu chi tài chính: Qua thanh tra cho thấy về cơ bản các QTDND đã mở đầy đủ các loại sổ sách, lập các loại chứng từ cần thiết để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán. Các chứng từ phát sinh hàng ngày được đều được đóng thành tập để đưa vào lưu trữ. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra đã phát hiện các tồn tại, sai phạm trong công tác hạch toán kế toán, quản lý thu chi tài chính như:
- Còn một số QTDND chưa thực hiện việc mở và hạch toán tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định; chưa thực hiện nghiêm túc việc tính dự thu, dự chi hàng tháng theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam; vẫn còn xảy ra tình trạng hạch toán sai tính chất tài khoản (chi làm ngoài giờ hạch toán chi lễ tân khánh tiết, chi vật liệu hạch toán chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản…), không thực hiện hạch toán và chuyển nợ quá hạn theo quy định.
- Vẫn còn tình trạng thu lãi thừa, thiếu trong công tác tín dụng. Đối với việc chi trả lãi tiết kiệm, còn trường hợp chưa xây dựng quy chế tiền gửi tiết kiệm nên việc chi trả tiết kiệm còn tùy tiện, thiếu nhất quán và không theo một quy định cụ thể.
- Trong hoạt động quản lý tài chính, một số khoản chi còn thiếu chứng từ gốc như: mua sắm công cụ thiếu hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính; chi ăn ca, chi làm ngoài giờ không có bảng chấm công.
- Còn một số QTDND chưa mở sổ ngoại bảng để theo dõi tài sản thế chấp, ấn chỉ có giá.
- Những trường hợp vi phạm về chế độ hạch toán kế toán, đoàn Thanh tra, kiểm tra NHNN đã yêu cầu các đơn vị phải thực hiện chỉnh sửa, bổ sung ngay.
Thanh tra việc chấp hành chỉnh sửa những kiến nghị của thanh tra trong những lần thanh tra, kiểm tra trước đây: Cùng với việc thanh tra theo nội dung đề cương của Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra chi nhánh đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành chỉnh sửa theo từng điểm, từng nội dung đã được kiến nghị tại các cuộc thanh tra, kiểm tra trước. Kết quả cho thấy, về cơ bản các đơn vị đã chấp hành chỉnh sửa. Đối với các kiến nghị chưa được thực hiện chỉnh sửa dứt điểm, các Đoàn Thanh tra, kiểm tra đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp yêu cầu các QTDND trên địa bàn tỉnh tiếp tục chỉnh sửa. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn tình trạng tái