9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.3. Nâng cao đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý hoạt động Quỹ tín dụng
Để có một hệ thống cơ cấu tổ chức mạnh thì hệ thống đó phải có những phần tử mạnh, liên kết với nhau thành một cơ cấu hợp lý có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Tổ chức của một chi nhánh NHNN tại địa phương cũng vậy, muốn là một chi nhánh mạnh, toàn diện thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình thì điều trước tiên phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý về con người, trình độ chuyên môn, các phòng ban nghiệp vụ và các điều kiện vật chất khác liên kết với nhau thành một khối thống nhất dưới sự điều hành của người đứng đầu cơ quan. Qua kết quả đã đánh giá ở chương II thì vấn đề khiếm khuyết và hạn chế cũng do một phần là cơ cấu tổ chức và lực lượng cán bộ chưa phù hợp yêu cầu công việc, cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ.
Để khẳng định vai trò quản lý nhà nước của chi nhánh tại địa phương trong tình hình mới, ổn định về tổ chức là nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động của chi nhánh NHNN Tỉnh Long An ngày càng phát triển.
Đi đôi với việc tuyển dụng cán bộ đủ số lượng biên chế cần thiết, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố được chi nhánh NHNN tỉnh quan tâm và đề cao. Trước mắt phối hợp với các phòng ban chức năng về các nghiệp vụ tiền tệ - tín dụng - thanh toán - ngoại hối để thực hiện các cuộc thanh tra, nhằm đưa dần trình độ năng lực các cán bộ thanh tra lên từ giác độ tiếp cận thực tế và trao đổi ý kiến. Về lâu dài, cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo hướng có một chuyên gia tư vấn thường trú có kinh nghiệm để hướng dẫn và đào tạo trực tiếp cho các cán bộ thanh tra tại chỗ và các cán bộ phân tích từ xa; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ và thực hiện đánh giá cán bộ định kỳ hàng năm. Ngoài học tập theo lớp theo đợt tập huấn, còn cần phải học tập, đọc các tài liệu về hoạt động
Ngân hàng của các nước. Các sai phạm thuộc về rủi ro đạo đức, các tình huống đổ vỡ ngân hàng trên thế giới v.v... để nâng tầm hiểu biết, nhìn xa trông rộng, tạo tính nhanh, nhạy tinh thông trong việc nhìn nhận xem xét vấn đề sự việc. Nên bố trí thời gian thanh tra trực tiếp và thời gian thanh tra giám sát từ xa; nghiên cứu chế độ; nghiên cứu tài liệu và các thông tin xã hội khác cân đối phù hợp yêu cầu nhiệm vụ.
Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ là phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc để có đội ngũ kế cận nhằm duy trì được chất lượng của hoạt động giám sát một cách ổn định và liên tục. Do vậy, trình độ của cán bộ đòi hỏi phải thường xuyên được đánh giá và kiểm tra, xác định các yêu cầu về trình độ của cán bộ thanh tra, giám sát đối với từng công việc cụ thể, đảm bảo các cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm các công việc phức tạp. Đồng thời, các cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm được tham gia vào các công việc đơn giản hơn, phù hợp với trình độ nhằm nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo công tác đào tạo cán bộ được duy trì.
Ngoài việc thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn, cần phải giáo dục tư tưởng cho cán bộ công nhân viên phải tự mình học tập để tự mình vươn lên không có tư tưởng ỷ lại hoặc chỉ đi học những lớp có bằng cấp và chứng chỉ để hợp lý hoá, tránh tình trạng chất lượng công tác không cân xứng với bằng cấp.