9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.4. Đối với Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân
- Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Hiệp hội QTDND theo quy định của pháp luật về Hội, đặc biệt là các bộ phận chuyên môn, mạng lưới văn phòng đại diện, đảm bảo có đủ năng lực đại diện cho quyền lợi hợp pháp của các QTDND và NH HTX.
- Thực hiện tốt chức năng đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ QTDND. Hiệp hội QTDND liên kết với Liên minh Hợp tác xã Tỉnh Long An
thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hoặc phối hợp với các Trường Đại học mở các lớp nghiệp vụ đào tạo cho các QTDND trên địa bàn; Việc tổ chức các lớp học đào tạo cán bộ QTDND cần thực hiện đa dạng mô hình tổ chức lớp như tổ chức tại một tỉnh và tập trung các tỉnh lân cận nhưng có địa bàn không quá xa giữa các vùng, đào tạo từ xa để giảm chi phí cho cán bộ QTDND nhất là đối với các QTDND có quy mô hoạt động nhỏ, lợi nhuận thấp.
KẾT LUẬN
Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức tín dụng hợp tác, nằm trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam. Hiệu quả hoạt động của QTDND có ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến người gửi tiền, đến nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước với chức năng quản lý nhà nước về Tiền tệ – Ngân hàng ở tầm vĩ mô cần phải hoạch định cơ chế, chính sách và công cụ thực thi chính sách tiền tệ tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các Quỹ tín dụng hoạt động lành mạnh có hiệu quả.
Qua gần 25 năm xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn Tỉnh Long An đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động của các QTDND vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp để củng cố, chấn chỉnh kịp thời.
Thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước của chi nhánh NHNN Tỉnh Long An đối với các QTDND trên địa bàn Tỉnh nhà sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, các rủi ro có thể xảy ra, giúp các QTDND hoạt động an toàn và theo đúng định hướng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra: (i) Nghiên cứu khái quát về quản lý Nhà nước, QTDND và sự quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND của hệ thống NHNN, từ đó đi sâu phân tích thực trạng quản lý Nhà nước của chi nhánh NHNN Tỉnh Long An đối với các QTDND trên địa bàn; (ii) Đánh giá được những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND; và (iii) Đề ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND là một vấn đề có phạm vi tương đối rộng. Với khả năng và thời lượng nghiên cứu còn hạn chế, tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản mà chưa đi sâu nghiên cứu được đầy đủ mọi khía cạnh của đề tài. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu để đề tài sớm hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 62/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Hà Nội.
[2]. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 63/2006/TT-BTC ngày 29/6/2006 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Hà Nội. [3]. Vũ Như Bình (2013):“Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
[5]. Chính phủ (2005), Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
[6]. Chính phủ (1993), Quyết định số 390/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7/1993 về triển khai Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.
[7]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[10]. Nguyễn Minh Khoa (2015): “Tăng cường quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
[11]. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2005), Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
[12]. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2006), Quyết định 05/2006/QĐ-NHNN ngày 20/01/2006 Ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Hà Nội.
[13]. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2006), Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
[14]. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2006), Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN ngày 18/7/2006 ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội. [15]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 61/2006/QĐ-NHNN ngày
29/12/2006 ban hành quy chế quản lý vốn hỗ trợ của nhà nước cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Hà Nội.
[16]. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2007), Thông tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06 /11/2007 của Ngân hàng nhà nước Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT- NHNN ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐCP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
[17]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân.
[18]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Long An, Báo cáo công tác thanh tra giai đoạn 2016 - 2018.
[19]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Long An, Báo cáo tổng kết hoạt động QTDND giai đoạn 2016 - 2018.
[20]. Lâm Thành Phát (2016):“Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[21]. Quốc hội (2010), “Luật các Tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[22]. Quốc hội (2010), “Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ”, số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[23]. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[24]. Quốc hội (2012), “Luật Hợp Tác Xã”, số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.