Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng nhà nước việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 25 - 27)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

QTDND mang bản chất của tổ chức HTX, do vậy, tổ chức và hoạt động phải bảo đảm những nguyên tắc sau (Nghị định số 48/2001/NĐ-CP):

Nguyên tắc thứ nhất - Tự nguyện. Tự nguyện gia nhập và ra khỏi Qũy là một nguyên tắc cơ bản nhất, vì chỉ có những gì mà thành viên tự nguyện làm mới có cơ sở tồn tại, có sự chăm lo để bảo đảm cho sự phát triển bền vững được. Biểu hiện của nguyên tắc này là sự khởi xướng thành lập Quỹ, việc xin gia nhập hay rút ra khỏi Quỹ của các tổ chức, cá nhân đề không phải do cưỡng bức, ép buộc mà hoàn toàn xuất phát

từ sự tự nguyện khi họ thấy có lợi ích và lợi ích đó thoả mãn nhu cầu của họ. Chỉ có tự nguyện thì thành viên mới thật sự quan tâm, đem hết tâm huyết để đóng góp xây dựng Quỹ. Nguyên tắc tự nguyện tạo động lực cho QTDND phấn đấu hoạt động tốt hơn, lấy việc hỗ trợ thành viên làm trung tâm trong mọi hoạt động của mình, nhằm giữ ổn định thành viên cũ, phát triển thêm thành viên mới, phát triển về quy mô và chất lượng hoạt động. Tuy nguyên tắc tự nguyện cũng tạo ra sự thay đổi về thành viên và cơ cấu vốn điều lệ của Quỹ do việc tự nguyện gia nhập hay ra khỏi Qũy của thành viên, song vấn đề này không ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Nguyên tắc thứ hai - Quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai. Thành viên của Quỹ có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. Các thành viên được tự mình toàn quyền quản lý, quyết định các vấn đề của Quỹ trong khuôn khổ điều lệ và theo các quy định của pháp luật mà không chịu bất kỳ sự chi phối, can thiệp trái pháp luật nào từ bên ngoài, kể cả cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ. Đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên là biểu hiện căn bản nhất của nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai của Quỹ, tại đây thành viên có quyền đề cử, ứng cử, bầu cử trực tiếp Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, biểu quyết phương án hoạt động, trích lập các quỹ … Mọi thành viên đều có quyền tham gia quản lý và quyết định như nhau, không phân biệt giới tính, giai cấp, tín ngưỡng. Mỗi thành viên chỉ có một quyền biểu quyết, bất kể họ góp vốn nhiều hay ít. Nguyên tắc này góp phần bảo đảm cho Quỹ luôn bám sát mục tiêu hoạt động là hỗ trợ thành viên, là mục tiêu chính trong hoạt động của Quỹ.

Nguyên tắc thứ ba - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Quỹ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trãi các khoản lỗ của Quỹ, lãi được trích một phần vào các quỹ của Quỹ, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ. Nếu các thành viên của Quỹ tự quyết định, tự quản lý và giám sát các công việc và hoạt động của Quỹ thì họ cũng phải tự chịu trách nhiệm về kinh tế đối với kết quả hoạt động của Quỹ. Nguyên tắc này đòi hỏi thành viên với tư cách là chủ sở hữu phải góp đủ vốn cần thiết cho Quỹ hoạt động, tự chịu trách nhiệm về sự tồn tại, duy trì hoạt động và kết quả hoạt động của Quỹ. Do vậy, nguyên tắc này đã tạo sức ép

đối với các thành viên, buộc họ phải tham gia tích cực hơn vào quản lý và giám sát hoạt động của Quỹ.

Nguyên tắc thứ tư - Hợp tác và phát triển cộng đồng. Thành viên phải phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong QTDND, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các QTDND ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tại Việt Nam những nguyên tắc đó được vận dụng và thể hiện trong Điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng nhà nước việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)