Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh long an (Trang 30 - 33)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng: Nếu bộ máy tổ chức quản lý hoạt động tín dụng hợp lý, dựa trên nguyên tắc phân tách chức năng cụ thể, rõ ràng. Mọi hoạt động tín dụng đều thông suốt, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong mỗi chi nhánh, giữa các cá nhân trong mỗi bộ phận, không có sự chồng chéo hoặc bỏ sót, đảm bảo nguyên tắc "bốn mắt". Mỗi hoạt động liên quan đến tín dụng khách hàng cá nhân đều có người có đủ khả năng, trình độ và đạo đức đảm nhận, tự chịu trách nhiệm sẽ duy trì, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro và ngược lại (Rose, 2001).

Chính sách tín dụng của NHTM: Chính sách tín dụng của một ngân hàng là một hệ thống bao gồm các quy định quy chế, điều kiện tín dụng, nguyên tắc, các biện pháp hạn chế hoặc mở rộng tín dụng nhằm đạt được mục tiêu của Ngân hàng đề ra trong từng thời kỳ. Chính sách này phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước đồng thời phải hài hòa giữa quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Chính sách tín dụng là nền tảng của hoạt động tín dụng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được

nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và ngược lại. Ngoài những quy định chung mang tính nguyên tắc, mỗi ngân hàng cần có những quy định riêng đối với khách hàng. Tùy theo lợi thế của mình và từng loại hình khách hàng mà có những quy định cụ thể phù hợp và thường các quy định cụ thể này của các ngân hàng là không giống nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy chế, bảo đảm các điều kiện về an toàn tín dụng, tuân thủ pháp luật…..

Quy trình tín dụng của NHTM: Quy trình tín dụng là quy định các bước và nội dnng từng bước của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng đến khi thu hết nợ và lãi vay, thường bao gồm: Tiếp xúc khách hàng, thiết lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi, thu hồi nợ…Thực hiện đúng quy trình tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại.

Chất lượng đội ngũ nhân viên: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp thì sai phạm và gian lận sẽ được ngăn chặn, ít xảy ra rủi ro, uy tín của ngân hàng tăng, chất lượng tín dụng đảm bảo và ngược lại.

Năng lực quản trị điều hành của cán bộ quản lý: Năng lực quản trị điều hành của những người quản lý quyết định đến sự sống còn, thành bại của một hệ thống ngân hàng cũng như một chi nhánh. Năng lực quản trị được thể hiện và bộc lộ thông qua khả năng hoạch định, tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát và đánh giá. Nếu một ngân hàng có đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động tín dụng có năng lực quản trị điều hành tốt sẽ giảm rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại (Rose, 2001).

Thông tin tín dụng: Để thực hiện tốt quy trình tín dụng thì không thể thiếu thông tin tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu được từ những hồ sơ lưu trong ngân hàng, từ phía những cán bộ tín dụng, từ phía khách hàng, từ các tổ chức tín dụng khác, từ trung tâm thông tin tín dụng CIC ... Số lượng và chất lượng của thông tin tín dụng tác động đến phân tích, nhận định tình hình thị trường và khách hàng, để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì

khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Kiểm tra và Kiểm soát nội bộ: Nếu một ngân hàng thiết kế và vận hành hệ thống kiểm ra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt được các mục tiêu: (1) Thông tin tín dụng cung cấp cho nội bộ ngân hàng và bên ngoài đáng tin cậy; (2) Cán bộ và nhân viên liên quan đến hoạt động tín dụng tuân thủ quy định của pháp luật, tuân thủ đúng quy trình, chính sách tín dụng và các quy định nội bộ khác; (3) Hoạt động tín dụng luôn được chú trọng và đạt hiệu quả kinh tế cao; Thì đồng nghĩa với chất lượng tín dụng được đảm bảo và ngược lại

Hoạt động maketting và việc phân loại, chăm sóc khách hàng: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Cùng với hoạt động marketing để thu hút khách hàng, nếu ngân hàng thực hiện phân loại và áp dụng hình thức chăm sóc thích hợp nhằm thỏa mãn sự sự hài lòng của khách vay góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại

Nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động và hoạt động cho vay của ngân hàng là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu và mức độ biến động của nguồn vốn huy động quyết định đến quy mô cấu trúc tài sản dự trữ, mức cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại đầu tư khác. Nếu tranh thủ được các nguồn vốn rẻ và ổn định sẽ là điều kiện để ngân hàng mở rộng thị phần tín dụng, tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại

Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý tín dụng và cơ sở vật chất: Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng hoạch định chính sách, công tác tổ chức ngân hàng, thông tin, kiểm soát nội bộ…, cần phải chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho tín dụng. Nếu ngân hàng trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ, thanh toán…) giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng để điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng cao yêu cầu của

khách hàng. Đồng thời, nếu ngân hàng ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý tín dụng sẽ giảm được nhân lực, thời gian và chi phí, nhưng quản lý dữ liệu phục vụ phân tích tín dụng, quản lý thông tin khách hàng, phân loại khách hàng nhanh, chính xác…qua đó tạo uy tín cho ngân hàng trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh và thu hút khách hàng tốt, rủi ro tín dụng giảm, tăng chất lượng tín dụng và ngược lại (Rose, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh long an (Trang 30 - 33)