9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Linh hoạt lãi suất theo từng đối tượng khách hàng: Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi (trong biên độ dao động) đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín. Việc điều chỉnh lãi suất khi có biến động về lãi suất cũng cần được thông báo kịp thời và có độ giãn nhất định đối với khách hàng. Việc thả nổi lãi suất cũng nên quy định một mức trần nhất định,nhằm tránh việc lãi suất thường xuyên tăng một cách phi mã, gây ảnh hưởng tâm lý không tốt đến khách hàng.
Đa dạng hóa phương thức trả lãi: tùy theo đối tượng khách hàng, với điều kiện làm việc, thu nhập, và mục đích vay, ngân hàng cần có phương thức trả nợ gốc và lãi
phù hợp. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ đúng hạn và đầy đủ, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, thông tin kịp thời, đề suất chính sách ưu đãi khách hàng hơn. Quảng cáo, giới thiệu về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, cần tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ ngân hàng, không ngừng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ khách hàng.
SHB cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác xử lý nợ quá hạn trong năm tới nhất là trong năm 2019 làm trong sạch về cơ bản bảng tổng kết tài sản. Tình thần xử lý nợ tồn đọng phải được quán triệt tới từng chi nhánh, từng cán bộ làm công tác tín dụng. Đẩy nhanh tốc độ tăng thu, giảm chi, triệt để tiết kiệm trong toàn hệ thống để tạo được lợi nhuận dồi dào, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ tồn đọng.
SHB cần phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ động trong cho vay đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách hàng.
SHB nên quan tâm hơn nữa tình hình hoạt động của tổ quản lý rủi ro, để có thể điều chỉnh các khoản nợ vay có vấn đề, không để các khoản cho vay này trở nên quá hạn.
SHB có thể ban hành cơ chế, nội quy làm việc, nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức, động viên khen thưởng kịp thời để cán bộ tín dụng làm tốt hơn nữa công việc của mình. Nên đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho nhân viên của Ngân hàng mình, các ngày lễ, tết những năm trước ngân hàng thường không chú trọng việc cho nhân viên mình đi du lịch xa, tổ chức các hoạt động thể thao, giao lưu giữa các Chi nhánh, phòng giao dịch hoặc các ngân hàng với nhau. Những ngày quan trọng, sinh nhật, lễ, tết ngân hàng nên nhắn tin chú trọng việc nhắn tin chúc mừng sinh nhật cho khách hàng cá nhân, và tặng những phần quà ý nghĩa đối với khách hàng lớn, nhiều chính sách ưu đãi với khách hàng lâu năm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của đề tài, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại SHB Long An. Các giải pháp nêu trên nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và hoàn thiện hơn nữa những điểm mạnh hiện có tại ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị đến UBND Tỉnh Long An, SHB để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho SHB Long An phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới./.
KẾT LUẬN
Mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân đã đang và sẽ là mục tiêu mà tất cả các ngân hàng thương mại hướng tới cho sự tồn tại và mở rộng của mỗi Ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, khi hoạt động tín dụng mở rộng cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng mở rộng. Bên cạnh đó, việc chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro từ đó làm tăng lợi nhuận, mở rộng qui mô hoạt động và đặc biệt là làm tăng uy tín của ngân hàng đối với các khách hàng giúp ngân hàng có thể duy trì được mối quan hệ với những khách hàng cũ và tạo thêm mối quan hệ với các khách hàng mới. Qua đó sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng luôn được ổn định và ngày càng mở rộng.
Với những hiểu biết cùng với những tìm hiểu có được trong quá trình tìm hiểu thực tế tại SHB Long An, luận văn đã tập trung vào 3 nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về tín dụng và tín dụng KHCN nhằm hình thành được khung lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu;
Thứ hai, phân tích, đánh giá về thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại SHB Long An giai đoạn 2017 - 2019, nêu lên những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của Chi nhánh, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân;
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại SHB Long An trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Đăng Dờn, (2017), giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[5]. Phạm Thị Lệ Quyên (2018), “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi tỉnh Long An”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[6]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
[7]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Quết định về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[9]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 09/2017/TT-NHNN: Sữa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
[10]. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An, Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018.
[11]. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018.
[12]. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An, Báo cáo hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân các năm 2016, 2017, 2018.
[13]. Nguyễn Minh Tiến (2012). Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Thống Kê.
[14]. Bùi Quốc Thắng (2019), “Giải pháp mở rộng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Long An”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[15]. Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Tài Chính-Hà nội, 2001.
[16]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[17]. Quốc hội (2014), “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng”, số 77/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018.