Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh long an (Trang 52)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

2.3.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành tựa đã đạt được như trên thì hoạt động cho vay tín dụng khách hàng cá nhân của SHB Long An còn có những hạn chế như sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tuy nhỏ hơn 1% nhưng vẫn tồn tại và tăng giảm không ổn định;

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ không cao nhưng vẫn tồn tại và có xu hướng tăng (0.04% năm 2019);

- Tỷ trọng lãi treo trên tổng dư nợ khá hấp những vẫn còn tồn tại tức rủi ro vẫn còn tiềm ẩn;

- Vòng quay vốn tín dụng khách hàng cá nhân tuy có được cải thiện nhưng khá thấp (nhỏ hơn 1%).

Nhìn chung, tính ổn định của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân rất mong manh và khả năng xấu xảy ra luôn tiềm ẩn.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Khâu thẩm định tín dụng còn một số hạn chế nhất định: Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan do kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

Nguồn cung cấp thông tin hạn chế. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do yêu cầu phải kiểm toán cáo báo

cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Một số KH vay vốn NH dưới danh nghĩa tiêu dùng, nhưng khi nhận vốn về lại sử dụng vào mục đích khác, nguy hiểm nhất là tham gia vào những hoạt động kinh doanh mạo hiểm, chứa đựng rủi ro cao, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, hay sử dụng vốn để trả nợ, cờ bạc, ăn chơi… Kết quả là thất thoát vốn vay, đời sống người vay không được cải thiện, cộng với KH không thiện chí và khả năng trả nợ, dẫn đến rủi ro cho phía NH. Mặc dù trên thực tế đối tượng KH nầy là không nhiều, nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các KH khác.

Thực hiện không tốt việc giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay: Việc thẩm định các điều kiện vay vốn trước khi cho vay là rất quan trọng để đi đến quyết định tín dụng. Tuy nhiên vấn đề giám sát và quản lý khoản vay trong quá trình giải ngân và sau khi cho vay cũng quan trọng không kém, vì hiện trạng của món vay luôn thay đổi theo thời gian. Không làm tốt việc kiểm tra sau khi cho vay sẽ không giúp ngân hàng phát hiện và chủ động giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Hạn chế về sản phẩm dịch vụ cung ứng: Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu của thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng cá nhân, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần. Ngoài ra các ngân hàng còn cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận thu được và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Hiện nay, các sản phẩm CVKHCN của SHB Long An vẫn còn mang tính truyền thống tương tự như các ngân hàng khác, chưa có sản phẩm đặc thù cho từng phân đoạn khách hàng. Chưa đưa ra được những dịch vụ nổi trội, mang tính cạnh

tranh cao và đặc trưng đại diện cho thương hiệu riêng của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng nào cũng cố gắng đưa ra một danh mục tín dụng bán lẻ đa dạng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng như: Vietinbank chia thành 23 sản phẩm, ACB công bố 20 sản phẩm... Việc xây dựng sản phẩm chưa thực sự dựa trên hoạt động khảo sát thị trường bài bản và chuyên sâu (nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh). Chi nhánh chưa có phương pháp, công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Ngoài ra, phần lớn các sản phẩm CVKHCN của SHB chủ yếu phù hợp với các đô thị lớn, trình độ dân trí cao như TPHCM, chưa thực sự phù hợp trên địa bàn Long An. Những quy định của SHB Long An về điều kiện vay vốn, tài sản bảo đảm và yêu cầu vốn tự có tham gia còn nặng nề về đảm bảo cho ngân hàng mà chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng và chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế đất nước.

Chiến lược marketing: Khi mà số luợng cũng nhu chất luợng các sản phẩm dịch vụ của các Ngan hàng tren thị truờng là tuong đuong và có sự chenh lẹch khong đáng kể thì marketing mạc dù khong phải là mọt hoạt đọng quá mới mẻ nhung hoàn toàn có thể trở thành mọt vũ khí chiến luợc giúp các ngan hàng có thể vuợt qua các đối thủ để giành lấy uu thế tren thị truờng. Trong thời gian vừa qua, khách hàng đã biết đến SHB Long An nhiều hon qua các phuong tiẹn truyền thong báo chí. Đó chính là những nỗ lực của SHB Long An trong viẹc xay dựng thuong hiẹu, quảng bá hình ảnh đạc biẹt là triển khai chiến luợc nhạn diẹn thuong hiẹu, đồng bọ hóa các bảng biểu, khong gian giao dịch, đồng phục nhan vien... Tuy nhien tính chuyen nghiẹp và hình ảnh của Chi nhánh trong hoạt đọng CVKHCN còn chua theo kịp nhiều ngan hàng thuong mại, đạc biẹt là các ngan hàng thuong mại cổ phần (Techcombank, ACB,...) đã có bề dày và định huớng phát triển hoạt đọng ngan hàng bán lẻ ngay từ khi mới thành lạp. Các chuong trình marketing, chuong trình thúc đẩy tang truởng về sản phẩm cụ thể còn hạn chế. Ngoài viẹc tạo dựng hình ảnh ngan hàng, giới thiẹu những sản phẩm hiẹn có, ebsite của ngan hàng còn có thể hỗ trợ khách hàng trong viẹc nắm bắt những yeu cầu của ngan hàng, chuẩn bị đầy đủ hồ so, soạn thảo truớc giấy đề nghị vay vốn từ đó tiết kiẹm thời gian, chi phí cho cả ngan hàng và khách hàng. Tuy nhien kenh thong tin này vẫn chua đuợc Chi nhánh tạn dụng hết. Cụ thể các thong tin về hồ so cần chuẩn bị rất chung chung, thong tin về điều kiẹn vay vốn, mức cho vay, yeu cầu về tài sản bảo đảm

vẫn chua rõ ràng. Các thong tin về những điều khoản trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay hầu nhu khong có. Điều này tạo tam lý bị đọng, chua mạnh dạn đạt quan hẹ tín dụng với ngan hàng khi có nhu cầu. Các chuong trình marketing thuờng triển khai chạm trễ, khong đồng bọ với viẹc triển khai sản phẩm. Các chuong trình, chiến dịch thúc đẩy bán sản phẩm còn rất hạn chế, nghèo nàn, thiếu chuyen nghiẹp. Viẹc tiếp nhạn triển khai sản phẩm mới tại Chi nhánh còn phan tán ở nhiều bọ phạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng nói chung và thực trạng tín dụng cá nhân tại SHB Long An nói riêng. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại SHB Long An, chương 2 đã ghi nhận những kết quả mà SHB Long An đã đạt được sau một vài năm đề ra chiến lược hoạt động bán buôn song hành với phát triển bán lẻ. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục. Những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển mảng tín dụng cá nhân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ song hành với bán buôn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB Long An trong giai đoạn hội nhập.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH LONG AN

3.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An đến năm 2025 Hà Nội, Chi nhánh Long An đến năm 2025

3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Đối với NHTM, việc phát triển tín dụng là một vấn đề quan trọng bởi ngân hàng không chỉ tăng cường vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân mà còn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng, do vậy bất cứ một ngân hàng nào cũng đều cố gắng tìm ra các giải pháp để phát triển tín dụng.

Đối với SHB, hoàn cảnh hiện nay đã khác trước khi mà có sự cạnh tranh gay gắt khiến nhóm khách hàng truyền thống của SHB đã bị lôi kéo ít nhiều, vì vậy ban lãnh đạo Ngân hàng đã xác định để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh không thể mãi tranh thủ lợi thế là ngân hàng bán buôn trước đây mà phải phát triển song hành bán lẻ đi đôi với bán buôn.

Với chiến lược phát triển bán lẻ, khách hàng mục tiêu của SHB Long An hiện nay không chỉ là tổ chức, doanh nghiệp lớn mà còn có khách hàng nhỏ lẻ như cá nhân và hộ gia đình. Như vậy, mục tiêu phát triển tín dụng cá nhân của SHB nằm trong tổng thể mục tiêu chung phát triển ngân hàng bán lẻ.

3.1.2. Mục tiêu thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Long An đến 2025 Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Long An đến 2025

Với mục tiêu trở thành một trong 10 NHTM hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2030 và định hướng đi theo mô hình Ngân hàng bán lẻ theo mô hình của các Ngân hàng phát triển trên thế giới, hoạt động cho vay KHCN là trong tâm trong chiến lược phát triển của SHB Long An. SHB Long An đã xác định trọng tâm trong hoạt động

kinh doanh của mình là cung cấp sản phẩm tài chính trọn gói cho các khách hàng cá nhân và các hộ gia đình có thu nhập khá và ổn định.

Tín dụng dành cho khách hàng cá nhân là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng không ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, SHB Long An đã chủ trương đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tài chính cho khách hàng cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng (tiêu dùng, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…), du học, cho vay tín chấp… Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay dành cho khách hàng với nhiều sản phẩm mới, lãi suất hấp dẫn, không những góp phần kích cầu tiêu dùng trong thời kỳ nền kinh tế suy giảm mà còn tạo cơ hội để quảng bá xây dựng thương hiệu và dịch vụ uy tín đối với khách hàng. Cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân là:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để xây dựng SHB Long An trở thành ngân hàng vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành Ngân hàng Việt Nam. Các khách hàng vay cá nhân sẽ được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các khoản vay sẽ được cấp cho từng khách hàng.

Mục tiêu cụ thể

- Tăng trưởng quy mô tổng tài sản ở mức tối thiểu 25%. Giai đoạn 2020 - 2025 tổng tài sản bình quân tăng 15%, huy động vốn bình quân tăng 20%;

- Năng lực tài chính, năng lực vốn: đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận bình quân ở mức 20% và hệ số an toàn vốn (CAR) đạt trên 10% theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và trên 8% theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS);

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả: tỷ lệ nợ xấu đến năm 2019 kiểm soát dưới 3%; ROA, ROE đạt tối thiểu theo thông lệ và trung bình ngành, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường;

- Trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định, dư nợ cho vay bình quân hàng năm tăng 15%, thu dịch vụ phi tín dụng hàng năm tăng tối thiểu 25%;

- Phân tán rủi ro trong danh mục tín dụng theo định hướng lực chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có chất lượng, tiềm năng phát triển tốt;

- Tập trung, nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định tín dụng, tăng cường công tác quản lý giám sát khách hàng, củng cố và nâng cao năng lực của cán bộ ngân hàng.

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An

3.2.1. Kiểm sóat chặt chẽ danh mục tín dụng

- Xây dựng các công cụ định lượng và định tính để theo dõi và đánh giá chất lượng danh mục tín dụng toàn hệ thống theo các chiều khác nhau: ngành nghề, địa lý, phân đoạn khách hàng.

- Phân tích các yếu tố ngoại cảnh (nền kinh tế, biến động ngành, các chính sách vĩ mô…) tác động đến chất lượng danh mục tín dụng của Ngân hàng.

- Áp dụng các mô hình lượng hỗ trợ công tác dự báo tín dụng, hỗ trợ ra chính sách tín dụng. Đầu mối báo cáo quản trị nội bộ chất lượng danh mục tín dụng cho các cấp lãnh đạo.

- Phân tích và giám sát chất lượng danh mục tín dụng toàn hệ thống bằng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh long an (Trang 52)