Nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh long an (Trang 34 - 35)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

1.3.3. Nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh

Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng kinh tế, thu nhập ở địa phương tăng trưởng cao hàng năm, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi, nên hoạt động tín dụng ở các chi nhánh phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư tiêu dùng bị giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng giảm sút về quy mô và chất lượng.

Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và một văn bản pháp quy, liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra mội trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế nhà nước, cá nhân, công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo. Hoạt động ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền kinh tế nói chung muốn có hiệu quả thì cần phải có hệ thống pháp lý đồng bộ, thống nhất, đầy đủ kèm theo hỗ trợ. Mặt khác, sự vật và hiện tượng thường xuyên biến đổi nên cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi hệ thống pháp lý cũng phải thường xuyên được rà soát để bổ sung, điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại nói riêng nếu đảm bảo đầy đủ, đồng bộ và tương đối ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng và ngược lại.

Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đối mặt với cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh nói chung hay hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật này. Cạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng phải đối mặt với việc mở rộng tín dụng khó khăn hơn, thị phần sẽ bị ảnh hưởng, chi phí cho hoạt động tín dụng như: tiếp thị, quảng cáo, nhân sự sẽ tăng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng không có các giải

pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ rất khó tiếp cận các khách hàng tốt và khó có thể nâng cao CLTD.

Nhân tố khác: Các tác động tiêu cực của môi trường thiên nhiên như lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế… cũng dẫn đến các biến động của thị trường trong và ngoài nước và điều này cũng tác động đến hoạt động của ngân hàng mà trong đó có hoạt động tín dụng (Rose, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh long an (Trang 34 - 35)