9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
3.1.2. Mục tiêu thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Long An đến 2025
Với mục tiêu trở thành một trong 10 NHTM hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2030 và định hướng đi theo mô hình Ngân hàng bán lẻ theo mô hình của các Ngân hàng phát triển trên thế giới, hoạt động cho vay KHCN là trong tâm trong chiến lược phát triển của SHB Long An. SHB Long An đã xác định trọng tâm trong hoạt động
kinh doanh của mình là cung cấp sản phẩm tài chính trọn gói cho các khách hàng cá nhân và các hộ gia đình có thu nhập khá và ổn định.
Tín dụng dành cho khách hàng cá nhân là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng không ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, SHB Long An đã chủ trương đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tài chính cho khách hàng cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng (tiêu dùng, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…), du học, cho vay tín chấp… Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay dành cho khách hàng với nhiều sản phẩm mới, lãi suất hấp dẫn, không những góp phần kích cầu tiêu dùng trong thời kỳ nền kinh tế suy giảm mà còn tạo cơ hội để quảng bá xây dựng thương hiệu và dịch vụ uy tín đối với khách hàng. Cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân là:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để xây dựng SHB Long An trở thành ngân hàng vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành Ngân hàng Việt Nam. Các khách hàng vay cá nhân sẽ được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các khoản vay sẽ được cấp cho từng khách hàng.
Mục tiêu cụ thể
- Tăng trưởng quy mô tổng tài sản ở mức tối thiểu 25%. Giai đoạn 2020 - 2025 tổng tài sản bình quân tăng 15%, huy động vốn bình quân tăng 20%;
- Năng lực tài chính, năng lực vốn: đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận bình quân ở mức 20% và hệ số an toàn vốn (CAR) đạt trên 10% theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và trên 8% theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS);
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả: tỷ lệ nợ xấu đến năm 2019 kiểm soát dưới 3%; ROA, ROE đạt tối thiểu theo thông lệ và trung bình ngành, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường;
- Trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định, dư nợ cho vay bình quân hàng năm tăng 15%, thu dịch vụ phi tín dụng hàng năm tăng tối thiểu 25%;
- Phân tán rủi ro trong danh mục tín dụng theo định hướng lực chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có chất lượng, tiềm năng phát triển tốt;
- Tập trung, nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định tín dụng, tăng cường công tác quản lý giám sát khách hàng, củng cố và nâng cao năng lực của cán bộ ngân hàng.
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Long An