Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

Một là, chất lượng nguồn nhân lực của Ban QLDAđược nâng lên.

Trong giai đoạn năm 2017 - 2020, chất lượng nguồn nhân lực ở Ban QLDA có sự phát triển nhất định (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Trình độ lao động ở Ban QLDA giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị tính: Người lao động

NĂM TRÌNH ĐỘ

Chất lượng nguồn nhân lực tăng (người)

2017 2018 2019 2020 Tiến sĩ 0 0 0 01 Thạc sĩ 47 37 39 40 Đại học 53 30 33 38 Cao đẳng 01 01 01 01 Trình độ khác 03 03 03 03

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức Nhân sự - Văn phòng Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động có trình độ cao đẳng có số lượng thấp nhất và được duy trì qua các năm. Điều này lý giải rằng, ở Ban QLDA lực lượng lao động đại học và thạc sỹ là rất cần, vì lực lượng này có trình độ chuyên môn để đáp ứng cho ngành xây dựng và quản lý dự án các công trình nông nghiệp và PTNT trên địa bàn thành phố Hà Nội; lực lượng lao động có trình độ đại học thường là giới trẻ năng động sẽ đáp ứng được nhu cầu mở rộng, phát triển các dự án của Ban QLDA.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ cho đối tượng lao động cao đẳng, Ban QLDA cũng chú trọng đến lực lượng lao động có trình độ nghiệp vụ chuyên môn khác phục vụ cho việc quản lý, điều hành và hỗ trợ hoạt động của Ban.

Đáng lưu ý là, trong thời gian qua, Ban QLDA chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ bao gồm lao động giữ các chức danh chủ chốt các vị trí Trưởng, Phó các phòng. Đối tượng nhân lực có trình độ thạc sỹ ở các năm 2018 tăng 02 người so với năm 2019 và được giữ tương đối ít biến động ở năm 2020. Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh về thị

trường lao động, nên việc Ban QLDA giữ được nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là thành tựu đáng ghi nhận.

Song hành với việc nâng cao trình độ chuyên môn, Ban QLDA cũng quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho Ban lãnh đạo, Trưởng, Phó các phòng chuyên môn của Ban QLDA. Đồng thời, Ban QLDA cũng chú trọng đến xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng kết hợp chuyên môn tốt cho người lao động của toàn Ban (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Trình độ lý luận chính trị ở Ban QLDA giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị tính: Người lao động

NĂM

TRÌNH ĐỘ

Chất lượng nguồn nhân lực tăng (người)

2017 2018 2019 2020

Cao cấp lý luận chính trị 03 01 04 0

Trung cấp lý luận chính trị 14 01 02 02

Cử nhân chính trị 03 01 02 0

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức Nhân sự - Văn phòng Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội)

Hai là, cơ cấu nguồn nhân lực được xây dựng hợp lý.

Thứ nhất, cơ cấu nguồn nhân lực ởBan QLDA trong thời gian quatheo hình thức lao động (công chức, viên chức, Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP, Hợp đồng lao dộng thời vụ) có sự phát triển hợp lý.

Từ năm 2017 đến năm 2020 thấy lực lượng lao động ở Ban QLDA là viên chức tăng 01 người (năm 2019), tăng 02 người trong năm 2020.

Trong sự phát triển nhân lực của Ban QLDA thời gian qua cho thấy, nhân lực là lao động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP; Hợp đồng lao động thời vụ có sự phát triển tương đối ổn định: Năm 2019 tăng 03 người, năm 2020 tăng lên 06 người. Việc tăng cơ cấu lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP; Hợp đồng lao động thời vụ ở Ban QLDA là hợp lý, đáp ứng yêu cầu công việc của Ban, phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành về tuyển dụng lao động, đồng thời còn tạo lên đội ngũ người lao động ổn định, gắn bó lâu năm với Ban QLDA (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực ở Ban QLDA giai đoạn 2017 - 2020 Đơn vị tính: Người Chuyên ngành 2017 2018 2019 2020 Công chức 01 01 01 01 Viên chức 52 49 51 53 Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP; Hợp đồng lao động thời vụ 51 21 24 30

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức Nhân sự - Văn phòng Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội)

Thứ hai, cơ cấu nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ ở Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội được phát triển theo hướng hợp lý.

Qua bảng 2.4 thống kê cơ cấu lao động của Ban QLDA theo chuyên môn, nghiệp vụ, cho thấy lực lượng lao động có chuyên môn ngành kỹ thuật của năm 2019 tăng 02 người so với năm 2018, năm 2020 tăng 05 người so với năm 2019; lực lượng lao động có chuyên môn hành chính của năm 2020 tăng 02 người so với năm 2018, 2019. Sự tăng này là phù hợp với việc Ban QLDA có chức năng làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, số lượng nhân lực khác vẫn được duy trì ổn định trong khi Ban QLDA có sự mở rộng về quy mô quản lý dự án. Điều này cho thấy, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, Ban QLDA đã rất chú trọng đến tiết kiệm lao động sống, nhất là ở những bộ phận không trực tiếp làm công tác kỹ thuật, giám sát dự án (kế toán, chuyên môn khác,…).

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo chuyên môn Ban QLDA giai đoạn 2017 - 2020

NĂM

CHUYÊN MÔN

Số lượng lao động tăng (người) 2017 2018 2019 2020

Kỹ thuật 72 50 52 57

Kế toán 11 06 08 08

Hành chính 18 13 13 15

Chuyên môn khác 03 02 03 03

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức Nhân sự - Văn phòng Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội)

Thứ tư, sự phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa các bộ phận.

Từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA từ năm 2017 (thời điểm Ban QLDA sáp nhập) đến năm 2020 cho thấy, lực lượng lao động của Ban QLDA được tập trung chủ yếu ở các phòng: Kế hoạch Tổng hợp (14 người lao động); phòng Quản lý dự án PPP (11 người lao động); phòng Giám sát (30 người) và còn lại là 28 người phân bổ các phòng khác của Ban QLDA. Lực lượng lao động được phân bổ chủ yếu ở các phòng chuyên môn làm công tác quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư; giai đoạn thực hiện đầu tư; quản lý các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hợp lý, vì đây là các bộ phận trực tiếp thực hiện lập, trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; lập, trình hồ sơ đề xuất dự án; thực hiện việc giám sát, quản lý các dự án giai đoạn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả. Đồng thời, quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA cũng cho thấy, ở các đơn vị làm công tác quản lý dự án có sự tăng nhanh hơn các bộ phận khác. Ví dụ như: lực lượng lao động ở các phòng của Ban QLDA năm 2020 tăng hơn so với năm 2019, trong đó phòng Giám sát tăng 03 người, phòng Quản lý dự án PPP tăng 01 người, phòng Giải phóng mặt bằng tăng 01 người, Văn phòng tăng 02 người (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của các bộ phận ở Ban QLDA giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị tính: Người lao động

NĂM 2017 2018 2019 2020 Phòng Giám sát 36 28 27 30 Phòng Quản lý dự án PPP 14 08 10 11 Phòng Kế hoạch - Tổng hợp 15 10 13 14 Phòng Tài chính - Kế toán 11 06 08 07 Phòng Giải phóng mặt bằng 10 06 05 06 Văn phòng 18 13 13 15 TỔNG CỘNG 104 71 76 83

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức Nhân sự - Văn phòng Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội)

Thứ năm, sự phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA duy trì được cơ cấu hợp lý theo lứa tuổi. Ngành quản lý dự án là ngành đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm, chuyên nghiệp cao của nhân lực làm công tác quản lý dự án nói riêng và các lĩnh vực nhân lực khác là yếu tố quyết định thành công của Ban QLDA. Nhân lực của Ban QLDA có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kinh nghiệm làm việc phong phú và chính xác cao là một điều kiện cần thiết để đi đến thành công.

Cơ cấu nhân sự Ban QLDA năm 2020 có độ tuổi dưới 30 là 06 người chiếm 7,3%; từ 30 đến 40 tuổi là 30 người chiếm 36,2%; từ 41 đến 50 tuổi là 37 người chiếm 44,5%, còn lại 10 người, tỷ lệ 12% là ở độ tuổi 51 đến 60 tuổi. Theo đó ta thấy độ tuổi dưới 30 có 06 người, là lao động hợp đồng trẻ, năng nổ và đang trong giai đoạn phát triển nghề nghiệp. Nhóm độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm số lượng lớn nhất, rất cần thiết trong công tác chuyên môn, phát triển kỹ thuật cao, phục vụ công tác quản lý các dự án có quy mô, tính chất kỹ thuật và tổng mức đầu tư lớn của đơn vị. Đáng chú ý là, nhóm lao động có độ tuổi từ 51 đến 60, đây là độ tuổi chuẩn bị nghỉ hưu hưởng chế độ và cũng có một số ít là nhân lực là những người đã nghỉ hưu nhưng phục vụ tốt cho Ban QLDA nên đã được giữ lại tiếp tục làm việc cho đến hết 60 tuổi. Số lượng nhân lực có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi; từ 41 đến 50 tuổi có số lượng nhiều nhất và được duy trì tương đối ổn định (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi ở Ban QLDA giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị tính: người Năm 2017 2018 2019 2020 Dưới 30 tuổi 13 09 08 06 30 tuổi đến 40 tuổi 42 31 35 30 41 tuổi đến 50 tuổi 44 29 30 37 51 tuổi đến 60 tuổi 05 02 03 10 Tổng cộng 104 71 76 83

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức Nhân sự - Văn phòng Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 33 - 38)