Quan điểm cơ bản chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực Ban Quản lý dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 46)

lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội

Phát triển nguồn nhân lực ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội trong thời gian tới là vấn đề cấp thiết, nhân tố quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực Ban QLDAtrong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn; đồng thời từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực đã và đang đặt ra những vấn đề phải giải quyết. Để khắc phục những hạn chế, bất cập và giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDAthời gian tới, đòi hỏi Ban QLDAphải quán triệt các quan điểm cơ bản.

3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực Ban QLDA phải đồng bộ, hợp lý về số lượng, chất lượng và cơ cấu

Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA. Trên cơ sở quan điểm này, Ban QLDA xác định quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của mình.

Cơ sở để xác định quan điểm này trước hết xuất phát từ yêu cầu về nội dung bảo đảm nguồn nhân lực ở Ban QLDA. Để giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, xây dựng kế hoạch đối với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án với tư cách làchủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì sự phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA đòi hỏi phải phát triển đồng bộ và hợp lý cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bởi vì, quá trình này sẽ dẫn đến nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực ở Ban QLDA tăng lên. Đồng thời, cùng với nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực như: thể lực, sức khỏe, các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu lao động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ban quản lý dự án khác..., đòi hỏi cao hơn. Đặc biệt là, sự đổi mới, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện

đại vào quản lý dự án phải có kiến thức, trình độ, năng lực thích ứng với công nghệ mới. Nhiều lao động ngoài trình độ, năng lực chuyên môn, còn đòi hỏi phải thành thạo công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ v.v…

Đồng thời, ở Ban QLDA trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu sắp xếp tổ chức, biên chế, hình thành những bộ phận mới, ở những địa bàn mới. Do đó, cùng với nhu cầu mới về số lượng, chất lượng, quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA còn hướng tới bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực giữa các bộ phận, cơ cấu trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính,… một cách hợp lý.

Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA phải đồng bộ cả số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tuy nhiên, do vị trí, vai trò, các nội dung yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA sẽ không ngang bằng nhau. Trong nội dung phát triển nguồn nhân lực thì nội dung phát triển về chất lượng là quan trọng nhất, là nội dung trọng tâm. Bởi vì, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất đối với nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý dự án của Ban QLDA. Đồng thời, trong một số trường hợp, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực có thể thay thế, bù đắp cho sự thiếu hụt về số lượng và cơ cấu. Ngoài ra, trong điều kiện thực tế chưa thể cùng một lúc phát triển toàn diện nguồn nhân lực thì Ban QLDA có thể chọn khâu đột phá là phát triển về chất lượng nguồn nhân lực.

Từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA vừa qua cũng cho thấy, việc phát triển có lúc, có nơi, có bộ phận chưa đồng bộ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Có bộ phận thì chú ý bảo đảm số lượng, chưa chú ý đến chất lượng, có bộ phận chỉ chú ý đến chất lượng mà chưa đủ về số lượng và cơ cấu v.v..

Từ tình hình trên cho thấy trong thời gian tới việc phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA phải quán triệt quan điểm phát triển đồng bộ, hợp lý nguồn nhân lực, trong đó chú trọng phát triển về chất lượng nguồn nhân lực. Quán triệt quan điểm trên quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA trong thời gian tới cần thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển đồng bộ nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu công tác của Ban QLDA.

Yêu cầu này chỉ ra khi phát triển nguồn nhân lực, Ban QLDA phải phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Về phát triển số lượng nguồn nhân lực, cần hướng vào bù đắp sự suy giảm nguồn nhân lực (do nghỉ chế độ, chuyển ra) và đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô quản lý dự án, nhất là các công trình có chất lượng cao.

Về phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cần hướng vào nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của nguồn nhân lực làm việc ở các phòng chuyên môn: trung thực, nhạy bén, năng động...; nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó đặc biệt là trình độ, kỹ năng quản lý, giám sát thi công xây dựng công trình v.v..

Về phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu, phải bảo đảm sự hợp lý về chuyên môn đào tạo với ngành nghề, vị trí công tác; khắc phục triệt để hiện tượng bố trí, sử dụng nhân lực không đúng với chuyên ngành, chuyên môn đào tạo. Trong phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu phải tính đến cơ cấu trình độ theo hướng tăng cường nguồn nhân lực được đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học; đồng thời chú ý cơ cấu nguồn nhân lực về lứa tuổi theo hướng vừa trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên có sức khỏe, có khả năng công tác ở những khu vực ngoại thành Hà Nội và chịu được áp lực công việc, vừa chú ý đến xây dựng đội ngũ lao động lâu năm, có trình độ, kinh nghiệm làm nòng cốt trong hoạt động của Ban QLDA. Ngoài ra, trong phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu, trong một số bộ phận, lĩnh vực lao động phải tính đến cả cơ cấu về giới tính để phù hợp với điều kiện công tác của Ban.

Thứ hai, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở những bộ phận nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Ban QLDA.

Hiện nay hệ thống tổ chức ở Ban QLDA gồm nhiều phòng chuyên môn, các phòng đều có vị trí, vai trò nhất định nên quá trình phát triển nhân lực phải phát triển đồng bộ ở các phòng. Tuy nhiên, xét về vai trò đối với quản lý dự án, vai trò của phòng Kế hoạch - Tổng hợp, phòng Giám sát, phòng Quản lý dự án PPP, phòng Giải phóng mặt bằng không ngang bằng nhau. Trong các phòng chuyên môn của Ban QLDA, các bộ phận làm công tác quản lý dự án giữ vị trí, vai trò quyết định nhất đối với tiến độ, chất lượng công trình. Do vậy, trong điều kiện hiện nay nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực của Ban QLDA còn hạn chế, việc phát triển nguồn nhân lực chưa thể tiến hành một cách toàn diện, thì phải lựa chọn những bộ phận then chốt cần phải được ưu tiên phát triển về nguồn nhân lực. Theo đó, việc phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA cần hướng vào phát triển nguồn nhân lực ở các bộ phận trực tiếp quản lý dự án.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA theo hướng đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.

Để quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA có hiệu quả, thì quá trình phát triển phải kịp thời, bám sát sự phát triển của Ban. Ngoài ra,

trong quá trình hoạt động của Ban QLDA, ở nhiều khâu, quy trình quản lý dự án đến bàn giao công trình hoàn thành cho chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng đòi hỏi nguồn nhân lực phải được phát triển đi trước một bước, người lao động phải được trang bị về kiến thức, kỹ năng sử dụng, vận hành các phương tiện kỹ thuật mới. Thực trạng vừa qua cho thấy, việc phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA, ở nhiều bộ phận, khâu, bước chưa theo kịp sự phát triển, đổi mới, chưa có nhiều nguồn nhân lực đi trước một bước, nhân lực dự trữ, nên khi phát triển áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới gặp không ít khó khăn. Do vậy, trong thời gian tới, việc phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA phải quán triệt quan điểm bám sát sự phát triển theo đúng chức năng làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn của Ban QLDA, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.

3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực Ban QLDA theo hướng bền vững

Quan điểm này chỉ đạo giải quyết các mối quan hệ trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA. Quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA xuất hiện những mối quan hệ về lợi ích của Ban và lợi ích của người lao động. Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển nguồn nhân lực ở các đơn vị sự nghiệp, trong đó có Ban QLDA bị chi phối bởi các quy luật của kinh tế thị trường (cung cầu lao động, cạnh tranh...). Trong nhiều trường hợp, lợi ích của đơn vị sự nghiệp và lợi ích của người lao động có thể vận động khác nhau. Do học hỏi quy trình quản lý dự án ở trong nước và nước ngoài, nhiều bộ phận nguồn nhân lực không đáp ứng được nên có thể xảy ra tình trạng đơn vị sự nghiệp thải loại hàng loạt lao động cũ, tuyển lao mới có trình độ, năng lực phù hợp, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lao động.

Quán triệt quan điểm phát triển nguồn nhân lực theo hướng bền vững, Ban QLDA cần thực hiện các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực Ban QLDAphải gắn với quá trình tổ chức, sắp xếp sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

Trong quá trình phát triển, một mặt Ban QLDA cần phải sắp xếp, tổ chức các bộ phận cho phù hợp với việc quản lý các dư án nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi, trồng trọt, đê điều, thuỷ lợi... nhằm tiết kiệm nhân lực, qua đó tiết kiệm chi phí về tiền lương, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công trình, bảo đảm lợi ích của Ban QLDA. Mặt khác, trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các bộ phận, Ban QLDA cần tổ chức, sắp xếp sử dụng hợp lý nguồn nhân lực

đang làm việc. Việc sắp xếp, tổ chức các bộ phận nhân lực trong quá trình hoạt động của Ban là cần thiết và có thể diễn ra tình trạng một bộ phận lao động phải thay đổi vị trí, chuyên môn công tác phù hợp với điều kiện công tác của Ban QLDA nhưng không để diễn ra tình trạng mất việc làm của người lao động.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa tuyển lao động mới với coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại đối với người lao động để tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA.

Trong quá trình phát triển sẽ diễn ra tình trạng một bộ phận nhân lực của Ban QLDA chưa được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, năng lực lao động phù hợp với sự thay đổi trong quản lý dự án là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thực hiện quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực theo hướng bền vững, việc phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyển thêm nguồn nhân lực mới có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đáp ứng yêu cầu với coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại (tại chỗ hoặc gửi đi bồi dưỡng, đào tạo ở các trường) đối với bộ phận nhân lực đang làm việc nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDAphải gắn với chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.

Trong nền kinh tế thị trường, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị, qua đó nâng cao thu nhập, ổn định việc làm,... họ phải cống hiến nhiều hơn, chất lượng lao động phải tốt hơn. Đồng thời, người lao động còn chịu áp lực về tình trạng có thể mất việc làm do thay đổi quy trình quản lý dự án, sự cạnh tranh của các Ban QLDA trên địa bàn quận, huyện. Ngoài ra, bộ phận lao động có thể còn chịu áp lực giảm tương đối hoặc tuyệt đối về thu nhập do quy luật cạnh tranh và cung cầu về lao động; trong nhiều trường hợp lao động không được cải thiện đáng kể về thu nhập và điều kiện làm việc. Thực tế ở nước ta, đã có không ít đơn vị sự nghiệp không quan tâm chia sẻ những áp lực của người lao động, dẫn đến nguồn nhân lực ở đơn vị sự nghiệp phát triển không bền vững, như thể lực suy giảm, người lao động xin nghỉ việc nhiều, chất lượng nguồn nhân lực không được nâng lên vì không có động lực lợi ích.

Đối với Ban QLDA, để phát triển các dự án đầu tư xây dựng thuận lợi thì trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA phải gắn với chăm lo

đời sống, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, bảo đảm cho nguồn nhân lực của Ban QLDA phát triển hài hòa cả về thể lực, phẩm chất và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

3.1.3. Phát triển nguồn nhân lực Ban QLDA phải kết hợp giữa nội lực và ngoại lực của Ban ngoại lực của Ban

Quan điểm này chỉ đạo Ban QLDA khai thác, phát huy và sử dụng các nguồn lực trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Cơ sở xác định quan điểm trước hết xuất phát từ vị trí, vai trò Ban QLDA là chủ thể chính của quá trình phát triển nguồn nhân lực của Ban. Đồng thời, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, có nhiều lực lượng, thành phần kinh tế ở trong nước có khả năng, điều kiện tham gia phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, thủy lợi, nên Ban QLDA cần nắm lấy cơ hội này để khai thác, tận dụng các nguồn lực trong nước phục vụ cho quá trình phát triển nguồn nhân lực của Ban QLDA.

Ngoài ra, cơ sở xác định quan điểm còn xuất phát từ chủ trương mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta nhằm tranh thủ các nguồn ngoại lực. Trong lĩnh vực quản lý dự án, Việt Nam đi sau và còn nhiều hạn chế về công nghệ nên thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển nguồn nhân lực ngành quản lý dự án các công trình nông nghiệp, thủy lợi là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì thế, Ban QLDA là một trong những đơn vị sự nghiệp với tư cách là chủ đầu tư các dự án nông nghiệp cần tận dụng cơ hội này để khai thac các nguồn ngoại lực cho phát triển hoạt động của Ban nói chung và cho phát triển nguồn nhân lực nói riêng.

Quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển nguồn nhân lực, Ban QLDA cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, Ban QLDA huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 46)