dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
Từ quan niệm phát triển NNL ở Ban QLDA, xác định nội dung phát triển NNL ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Một là, phát triển NNL về số lượng.
Thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý các
dự án giai đoạn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả, tiến độ thậm chí quản lý chất lượng công trình xây dựng, do đó sẽ nảy sinh nhu cầu mới về nhân lực ở nhiều bộ phận: Bộ phận lãnh đạo, quản lý; các bộ phận làm công tác phục vụ, bảo đảm; các bộ phận trực tiếp giám sát dự án. Đồng thời, trong quá trình phát triển của Ban QLDA sẽ có sự biến động, suy giảm về số lượng nhân lực do đến tuổi nghỉ chế độ hoặc chuyển ra v.v... Do vậy, quá trình phát triển nhân lực của Ban QLDA phải chú trọng đến phát triển về số lượng nhân lực để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về số lượng nhân lực cho thực hiện việc quản lý các dự án và bù đắp sự suy giảm về nhân lực do nghỉ chế độ, chuyển ra,…
Hai là, nâng cao chất lượng NNL.
Khi thực hiện kế hoạch phát triển quản lý các dự án nông nghiệp, ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn không chỉ có nhu cầu tăng lên về số lượng mà còn có nhu cầu tăng lên về chất lượng. Do vậy, cùng với phát triển nguồn nhân lực về số lượng còn phải chú ý đến phát triển về chất lượng. Nội dung phát triển nguồn nhân lực về chất lượng ở Ban QLDA bao gồm:
Phát triển NNL về thể chất: Nhiều hoạt động lao động ở Ban QLDA là lao động có tính chất phức tạp, nhất là khi công việc có tính chất đặc thù, trong quá trình lao động, hao phí lao động sống sẽ tăng lên. Đồng thời, hoạt động quản lý các dự án ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo tính chất công việc, phải đi giám sát, quản lý dự án ngoài thực địa, các công trình ở trong nội và ngoại thành thành phố Hà Nội. Điều đó đòi hỏi yêu cầu cao hơn về thể chất đối với nguồn nhân lực ở Ban QLDA.
Phát triển NNL về trình độ, năng lực: Ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, đòi hỏi nguồn nhân lực Ban QLDA ngày càng phải nâng cao về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Phát triển NNL về phẩm chất: Lao động trong lĩnh vực xây dựng có qui trình nghiêm ngặt, sử dụng các công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án. Điều đó đòi hỏi người lao động ở Ban QLDA phải có tính tổ chức kỷ luật cao. Đồng thời, do đặc thù hoạt động quản lý dự án ở Ban QLDA là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội đòi hỏi người lao động ở Ban QLDA phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của UBND Thành phố và của Ban QLDA.
Ba là, xây dựng NNL hợp lý về cơ cấu.
Trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, ở Ban QLDA sự phát triển NNL không chỉ về số lượng, chất lượng mà còn bao gồm xây dựng NNL hợp lý về cơ cấu. Sự phát triển NNL hợp lý về cơ cấu biểu hiện trên các mặt:
- Sự hợp lý về số lượng nhân lực giữa các bộ phận: Bộ phận nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý (Giám đốc; Phó Giám đốc; các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; phòng chức năng,…); Văn phòng (thực hiện công tác hành chính, quản trị nội bộ; công tác tổng hợp; công tác tổ chức); Phòng Tài chính - Kế toán (tham mưu, giúp Giám đốc Ban trong công tác quản lý tài chính, kế toán, vật tư tài sản của Ban theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của thành phố Hà Nội); Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (thực hiện việc quản lý kế hoạch, quản lý các dự án giai đoạn chuẩn bị dự án; quản lý kỹ thuật thẩm định theo quy định); Phòng Giải phóng mặt bằng (thực hiện việc quản lý công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư các dự án; lập và thực hiện dự án tái định cư đạt hiệu quả, chất lượng, tiến độ); Phòng Quản lý dự án PPP (thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư); Phòng Giám sát (thực hiện việc giám sát, quản lý các dự án giai đoạn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả, chất lượng, tiến độ).
- Sự hợp lý về cơ cấu trình độ đào tạo (cao đẳng, đại học, sau đại học,…); - Sự hợp lý về cơ cấu lứa tuổi, giới tính v.v..