Ban QLDA đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Đây là giải pháp chủ yếu có tính đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA trong thời gian tới trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có của Ban.

Cơ sở của giải pháp xuất phát từ yêu cầu tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, cơ sở khoa học của giải pháp còn xuất phát từ vai trò của bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA.

Đối với Ban QLDA, để bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kế hoạch phát triển thì việc bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng.

Trước hết, bồi dưỡng, đào tạo lại là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA do giảm chi phí đào tạo nhân lực mới. Đồng thời, việc đào tạo lại đối với bộ phận nguồn nhân lực hiện có, nhất là bộ phận trực tiếp quản lý dự án sẽ đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực để Ban QLDA triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới trong quá trình quản lý dự án.

Tiếp theo là, trong quá trình lao động mặc dù người lao động ở Ban QLDA đã tích luỹ được những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định, song quá trình tự tích lũy này diễn ra lâu với số lượng ít, nên thông thường bồi dưỡng, đào tạo lại mới có thể cung cấp, hình thành nhanh chóng những kỹ năng, kinh nghiệm cho người lao động.

Tiếp đến là, việc đầu tư bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có sẽ giúp cho Ban QLDA giảm chi phí, thời gian đào tạo; giảm chi phí, khâu tuyển chọn lao động mới nên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong phát triển nguồn nhân lực.

Cuối cùng, làm tốt việc việc bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của Ban QLDA còn góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ và tạo sự gắn bó giữa người lao động với Ban QLDA.

Thực tiễn vừa qua cũng cho thấy, biện pháp chủ yếu có hiệu quả nhất trong phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA là bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Theo đó, để thực hiện giải pháp này, Ban QLDA cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo lại tại chỗ nguồn nhân lực thông qua kèm cặp, hướng dẫn công việc.

Đây là hình thức phổ biến để bộ phận lao động cũ của Ban QLDA đã có kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động truyền đạt kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc cho bộ phận nhân lực mới. Biện pháp bồi dưỡng, đào tạo này bắt đầu bằng sự giới thiệu, giải thích, chỉ dẫn tỉ mỉ, trao đổi của người kèm cặp, hướng dẫn đối với người học; người học làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người hướng dẫn. Biện pháp bồi dưỡng, đào tạo này được thực hiện tại nơi làm việc và thông qua sự chỉ dẫn trực tiếp của chuyên gia nên biện pháp này mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, người lao động vừa làm việc, vừa học tập, tiếp thu nhanh chóng, kiến thức, kỹ năng lao động mới.

Hai là, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực thông qua mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ tại Ban QLDA. Theo hình thức này, chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực ở Ban QLDA bắt đầu bằng việc học viên học lý thuyết ở trên lớp, sau đó là thực hành làm các công việc cần học dưới sự hướng dẫn của cán bộ, viên chức lành nghề trong một khoảng thời gian nhất định tới khi thành thạo các kỹ năng theo mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đặt ra. Hình thức bồi dưỡng, đào tạo có tác dụng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ở Ban QLDA.

Ba là, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực thông qua luân chuyển công việc cho người lao động.

Đây là hình thức đào tạo áp dụng cho một bộ phận nhân lực làm công tác lãnh đạo, quản lý ở Ban QLDA và các bộ phận thuộc Ban QLDA. Thông qua việc chuyển lao động từ công việc này sang công việc khác (từ phòng chuyên môn này sang phòng chuyên môn khác và ngược lại, từ cơ quan xuống công trường và ngược lại,...) sẽ cung cấp cho một bộ phận nhân lực ở Ban QLDA có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực, vị trí khác nhau. Qua đó, những

kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ở những lĩnh vực, vị trí khác nhau sẽ giúp cho bộ phận nguồn nhân lực ở Ban QLDA có khả năng thực hiện công việc cao hơn trong tương lai khi thực hiện kế hoạch phát triển quản lý dự án và sẽ giúp cho Ban QLDA chủ động trong bảo đảm nguồn nhân lực. Đồng thời, việc luân phiên thay đổi công việc giúp cho lao động ở Ban QLDA được đào tạo đa kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)