Ban QLDA làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Giải pháp này nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực ở Ban QLDA thông qua việc thu hút, nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động mới. Trước hết cơ sở của giải pháp xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng thêm lao động mới đáp ứng sự phát triển quản lý dự án của Ban. Trong quá trình phát triển, Ban QLDA có sự mở rộng qui mô dự án, xuất hiện những nhu cầu mới về nhân lực; đồng thời có một bộ phận lao động đến tuổi nghỉ chế độ và chuyển ra. Do đó, để kịp thời có nguồn nhân lực bổ sung, thay thế đáp ứng yêu cầu, ngoài thực hiện giải pháp bồi dưỡng, đào tạo lại bộ phận nhân lực hiện có, Ban QLDA còn phải tuyển dụng mới một lượng nhân lực nhất định. Điều đó đỏi hỏi Ban QLDA phải làm tốt công tác thu hút, tuyển chọn, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý dự án.

Như vậy, bên cạnh giải pháp có tính đột phá là bồi dưỡng, đào tạo lại bộ phận nhân lực hiện có, để kịp thời bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý dự án, Ban QLDA cần thực hiện tốt giải pháp làm tốt công tác thu hút, nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động mới. Thực hiện giải pháp này, Ban QLDA tập trung tiến hành tốt một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau:

Một là, xác định mục tiêu và xây dựng tiêu chí tuyển dụng nhân lực phù hợp.

Tuyển mộ là quá trình thu hút nguồn nhân lực có khả năng làm việc đáp ứng được nhu cầu thực tế của tổ chức từ nhiều nguồn khác nhau tới làm việc cho tổ chức. Để có hiệu quả cao trong công tác này thì bộ phận Tổ chức thuộc Văn phòng Ban QLDA phải theo sát chiến lược và kế hoạch đã đề ra, xác định chính xác mức tuyển dụng, yêu cầu kỹ năng làm việc, hạn chế các trường hợp vào Ban QLDA không làm được việc phải đi đào tạo lại. Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí trong việc tuyển mộ, cần tập trung vào những ứng viên có hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản tối thiểu mà Ban QLDA đã đề ra.

Để tuyển chọn nhân lực đáp ứng yêu cầu công tác, Ban QLDA cần xây dựng hệ tiêu chí tuyển dụng nhân lực. Tiêu chí tuyển dụng nhân lực là tổng hợp các yêu cầu về thể lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp và trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động lao động ở Ban QLDA sau khi được tuyển dụng. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, trong tuyển chọn nhân lực, Ban QLDA cần chú trọng tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức để người lao động sẵn sàng chuyển sang phục vụ cho các nhiệm vụ khi cần thiết.

Để bảo đảm chất lượng tuyển dụng nhân lực, thì tiêu chí tuyển chọn phải theo xu hướng yêu cầu cao. Tuy nhiên, tiêu chí tuyển dụng cần phù hợp, không hạ thấp tiêu chí cũng như không đặt ra những tiêu chí cao, không sát với thực tế của thị trường sức lao động. Sau khi có hệ thống tiêu chí tuyển dụng nhân lực, Ban QLDA cần thông báo rộng rãi tiêu chí tuyển dụng tới các ứng viên.

Hai là, định hướng nguồn tuyển dụng nhân lực rộng rãi.

Để nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực, Ban QLDA có thể tiến hành tuyển dụng với phạm vi rộng rãi trên toàn quốc bằng các phương tiện thông tin đại chúng hay gửi thông báo tới các cơ sở đào tạo, nguồn nhân lực không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, điều kiện yêu cầu càng đơn giản thì càng thu hút được đông đảo lực lượng lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, trong tuyển dụng nhân lực, Ban QLDA cần hướng vào những nguồn sau:

- Nguồn nội bộ trong ngành Nông nghiệp: Đây là nguồn lao động rất an toàn, bởi họ đã quen với môi trường làm việc, kỷ luật của tổ chức và luật lệ khác. Các tổ chức tiến hành thống kê các vị trí công việc còn trống, khuyến khích mọi người trong nội bộ những ai có nhu cầu và khả năng phù hợp với vị trí đó và cảm thấy công việc tốt hơn hiện tại, nên tham gia ứng tuyển.

- Nguồn lực bên ngoài: Phương pháp này được áp dụng rộng rãi khi các tổ chức mở rộng quy mô quản lý dự án. Nguồn này được huy động từ:

Tuyển dụng từ các trường đại học, sau đại học;

Tuyển dụng từ bạn bè, người thân của nguồn nhân lực trong nội bộ: Thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức, bạn bè hay người thân của họ có thể đang cần việc làm mà có khả năng đảm nhiệm được vị trí cần tuyển dụng thì có thể tham gia ứng tuyển.

Tuyển từ các nguồn khác: Từ các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, có thể thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, website tìm việc (Việc làm 24h, timviecnhanh, mywork,…) để quảng bá công việc đối với người cần tìm việc.

Ba là, thực hiện quy trình tuyển chọn nhân lực chặt chẽ, khoa học.

Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc để tìm ra những người phù hợp với những yêu cầu đặt ra trong số những người thu hút được trong quá trình tuyển dụng.

Quá trình tuyển chọn là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bước được coi như một hàng rào sàng lọc, số lượng các bước được phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, phụ thuộc vào tỷ lệ tuyển dụng, khả năng tài chính, mức độ tin cậy của thông tin thu được. Qua thực tiễn cho thấy, để nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực, Ban QLDA cần thực hiện thi tuyển theo quy trình như luật định.

Bốn là, nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của các bộ phận, lực lượng tham gia tuyển dụng dụng nhân lực; không để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng.

Chất lượng tuyển dụng nhân lực ở Ban QLDA còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực, tinh thần trách nhiệm của các lực lượng, bộ phận tham gia tuyển chọn. Các bộ phận, lực lượng tham gia tuyển dụng nhân lực ở Ban QLDA sẽ đảm nhiệm từ khâu hướng dẫn các ứng viên làm hồ sơ, thẩm định hồ sơ cho đến các khâu kiểm tra trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, thể lực, phỏng vấn,… đến khi đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng. Để bảo đảm đội ngũ cán bộ, nhân viên của các bộ phận, lực lượng tham gia tuyển dụng nhân lực có năng lực, tinh thần trách nhiệm tốt, lãnh đạo Ban QLDA cần lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm công tác tuyển dụng nhân lực; tăng cường công tác giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên các bộ phận, lực lượng này. Đồng thời, lãnh đạo Ban QLDA phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng nhân lực kỹ thuật mới, không để xảy ra tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực tuyển dụng không bảo đảm theo yêu cầu công tác của Ban QLDA.

Năm là, nâng cao chất lượng trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ

Trong công tác cán bộ, tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trên cơ sở đổi mới đồng bộ các khâu khác trong công tác cán bộ, đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Tiếp tục xây dựng, cụ thể hóa các tiêu chuẩn cho từng

loại chức danh để làm cơ sở đánh giá, lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch, đồng thời là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian tới. Tập trung đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, chiều hướng và khả năng phát triển của cán bộ để làm căn cứ cho việc quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bố trí.

Quy hoạch là nền tảng của công tác cán bộ, chính vì vậy, công tác quy hoạch cán bộ của Ban QLDA cần bảo đảm các mục tiêu và các yêu cầu nhằm bảo đảm nguồn cán bộ Ban QLDA có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực cho giai đoạn hiện tại và những năm tiếp theo. Quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; bảo đảm sự liên thông của cả đội ngũ. Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; thực hiện công khai trong công tác quy hoạch (công khai về tiêu chuẩn, số lượng và danh sách quy hoạch đã được Giám đốc Ban QLDA phê duyệt). Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)