1.2.1.1Khái niệm của quản lý thuế
Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước thực hiện. Đặt ra thuế là đặc quyền thuộc về Nhà nước. Lập dự toán thu, tổ chức thu thuế, kiểm tra, thanh tra thuế và xử phạt hành chính về thuế là những nghiệp vụ nội hàm của đặc quyền đó. Chúng được gọi chung là Quản lý thuế. Quản lý thuế là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế hướng về phía đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định ( Quốc hội - Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13).
Trong xã hội ngày nay, vai trò của thuế ngày càng được gia tăng đòi hỏi bộ
máy quản lý thuế phải hiện đại, chuyên nghiệp và hợp tác thân thiện với người nộp thuế. Nộp thuế trở thành hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Quản lý
thuế phải góp phần hỗ trợđể công dân phát huy quyền và nghĩa vụ của mình.
Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu; tiền thuế là tài sản quốc gia dùng để
phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Quản lý thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào ngân sách, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế; thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Quản lý thuế đã được quy định bởi Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 đã thông qua ngày 29/11/2006. Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 của Quốc hội đã thông qua ngày 20/11/2012 theo đó việc quản lý thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của Pháp luật ( Quốc hội - Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13),(Quốc hội -Luật về thuế số 71/2014/QH13).
1.2.1.2Mục tiêu quản lý thuế
- Mục tiêu quản lý thuế nói chung thường được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể
như:
Số thuế thu trong một thời gian nhất định, tỷ lệ nguồn thu từ thuế được huy
động vào ngân sách Nhà nước, tốc độ tăng trưởng về số thu của thời kỳ kế hoạch so kỳ
trước, tỷ trọng thuế trực thu, gián thu so tổng thu từ thuế trong từng thời kỳ, tổng thu từ
thuế trên GDP.... Do thuế có các chức năng cơ bản là huy động nguồn lực tài chính và
điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cho nên mục tiêu của quản lý thuế
nhằm làm cho người nộp thuế thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ thuế trên cơ sở
mức độ tuân thủ pháp luật thuế của họ ngày càng cao, điều đó cũng có nghĩa là số thu của ngân sách Nhà nước từ doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, thất thu về thuế ngày càng giảm, đồng thời mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuếđạt được tính tuân thủ cao nhất.
- Quản lý thuế phải hướng đến mục tiêu
+ Thứ nhất, đảm bảo dự toán thu ngân sách nhà nước một cách đầy đủ và kịp thời:
bách, cho nên nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời sẽ gây tắc nghẽn, thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý nhà nước. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của dự toán là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quản lý thuế, nhằm bảo
đảm tính chủ động trong điều hành ngân sách, nếu mục tiêu này không hoàn thành thì những mục tiêu khác không mang ý nghĩa trọn vẹn.
+ Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của công chúng và cán bộ, công chức thuế về vai trò của thuế trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước:
Nhận thức của công chúng chưa đúng và phiến diện về thuế là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất thu thuế, gian lận thuế, chính vì vậy làm cho hình ảnh của công chức thuế cùng với bộ máy ngành Thuế bị tai tiếng rất nhiều.
Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy nhưng không thể một sớm, một chiều cải thiện được. Quản lý thuế phải bám vào mục tiêu này. Công chức thuế phải thường xuyên tiếp xúc, tuyên truyền, tư vấn, vận động, giải thích...cho người nộp thuế, giúp người nộp thuế
hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện các Luật thuế, bên cạnh đó mỗi công chức thuế phải không ngừng trao dồi đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lấy người nộp thuế là đối tượng phục vụ.
+ Thứ ba, đảm bảo thực thi pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung:
Thượng tôn pháp luật thuế từ công chức thuế và người nộp thuế, là đề cao quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân, tôn trọng pháp luật thuế tạo điều kiện cho quá trình thực thi dân chủ và phát huy sức mạnh cộng đồng, đây là bước quan trọng để người dân làm chủ bản thân và làm chủ xã hội.