- Lập kế hoạch kiểm tra năm là khâu quan trọng nhất, nếu xác định đúng doanh nghiệp có rủi ro về thuế thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm tra, ngược lại nếu xác định không đúng doanh nghiệp cần kiểm tra sẽ gây thất thu cho NSNN.
+Năm 2014 thì công tác lập kế hoạch kiểm tra dựa trên cơ sở kinh nghiệm quản lý của cán bộ thuế, một số ngành nghề được phân loại là rủi ro cao về thuế, có sự bất hợp lý qua kê khai thuế, nộp thuế, những doanh nghiệp có biến động bất thường qua kê khai thuế,... do đó việc lập kế hoạch kiểm tra nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chống thất thu thuế.
+ Từ năm 2015 thì việc lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện bằng phần mềm TPR để chọn các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra theo kế hoạch trong năm, các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm qua kê khai thuế, nộp thuế, bất hợp lý qua kê khai hoặc kinh doanh các ngành nghề thuộc rủi ro cao về thuế,... sẽ được hệ thống cho điểm theo tiêu chí đã thiết lập và phân loại từng cấp độ rủi ro (cao, vừa, thấp, rất thấp) để
Chính vì vậy nếu lập kế hoạch không đúng thì những doanh nghiệp vi phạm hoặc doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế sẽ không được kiểm tra, từ đó không chấn chấn kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp và cũng không thu hồi được số thuế
mà doanh nghiệp đã gian lận dẫn đến thất thu cho NSNN. -Công tác quản lý nợ thuế:
Đây là một công việc quan trọng trong công tác thu thuế, là nội dung trong công tác chống thất thu thuế, nếu các khoản thuế phải nộp sau khi kê khai hoặc sau khi ban hành quyết định xử lý truy thu, phạt sau kiểm tra thuế mà không đôn đốc thu nộp kịp thời sẽ dẫn đến số nợ ngày càng nhiều, nếu doanh nghiệp không có khả năng nộp và tự
ý bỏđiểm kinh doanh thì NSNN bị thất thu.
Bảng 2.6. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng Số nợ Nợ có khả năng thu Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%) Nợ không khả năng thu/Tổng nợ (%) 2014 14.287 8.371 58,59 41,41 2015 23.421 15.455 65,99 34,01 2016 27.706 15.740 56,81 43,19 2017 37.879 16.397 43,29 56,71 2018 40.580 17.299 42,63 57,37
(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế)
Bảng 2.6số liệu về nợ thuế của các doanh nghiệp từ năm 2014 - 2018 cho thấy tỷ lệ
nợ có khả năng thu trên tổng nợ chiếm tỷ lệ ngày càng thấp, năm 2014 là 58,59%, năm 2015 là 65,99%, năm 2016 là 56,81%, năm 2017 là 43,29%, năm 2018 là 42,63%; trong khi đó tỷ lệ nợ không khả năng phần lớn có xu hướng ngày càng cao, năm 2014 là 41,41%, năm 2015 là 34,01%, năm 2016 là 43,19%, năm 2017 là 56,71%, năm 2018 là 57,37%; qua tỷ lệ nợ cho thấy việc quản lý nợ chưa được tốt, cho nên nợ không khả năng thu tăng lên đặc biệt năm 2016, năm 2017, năm 2018; vì vậy thất thu thuếở lĩnh vực nợ là
điều không thể tránh khỏi, Chi cục Thuế chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền
được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế và chưa thực sự tìm mọi biện pháp