Nội dung Quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 27)

Hiện nay, để thực hiện mục tiêu quản lý thu thuế là đạt được sự tuân thủ cao nhất của các doanh nghiệp, quản lý thu thuế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã và

đang thực hiện phương thức quản lý thuế hiện đại theo hệ thống tự khai tự nộp và tự

chịu trách nhiệm.

- Nội dung quản lý thu thuế là những hoạt động mà cơ quan thuế các cấp phải thực hiện trong quá trình quản lý thu thuế. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh

nghiệp trả lời câu hỏi các cơ quan quản lý thu thuế phải làm gì để đảm bảo sự tuân thủ

thuế của doanh nghiệp. Quản lý thu thuế của nhà nước hiện nay được tổ chức theo một trong ba mô hình hoặc là kết hợp các mô hình này bao gồm quản lý thu thuế theo chức năng, theo khách hàng và theo sắc thuế. Cho dù được tổ chức theo mô hình nào thì quản lý thu thuế đều phải thực hiện các nội dung quản lý thu thuế.

- Chúng ta có thể dựa vào mô hình chuỗi giá trị - mô hình thể hiện các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế. Theo mô hình này, hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế bao gồm 2 nhóm là hoạt động hỗ trợ và hoạt động chính.

- Phân tích biến động kinh tế xã hội, sự thay đổi các chính sách thuế, tình hình hoạt động trên thực tế của các doanh nghiệp

- Tác động vào những hành vi tâm lý xã hội của doanh nghiệp, nâng cao đạo đức và tinh thần thuế, tăng cường tính tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp.

- Đánh giá cao những doanh nghiệp làm đúng nghĩa vụ qua đó nâng cao tinh thần thuế và khuyến khích sự tuân thủ của các doanh nghiệp khác

- Dịch vụ hỗ trợ tư vấn là các dịch vụ thông tin mà cơ quan thuế cung cấp cho doanh nghiệp để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế.

- Nội dung hỗ trợ và tư vấn bao gồm:

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin về Luật thuế có liên quan đến nghĩa vụ thuế, thông tin về các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế và những thông tin cần thiết về

quy trình tuân thủ thuế. Hỗ trợ và tư vấn hoàn thành các thủ tục đăng ký kê khai thuế. + Các yêu cầu về lưu giữ sổ sách kế toán và lập các báo cáo tài chính: Về khía cạnh thuế, lưu giữ sổ sách kế toán là một trong những yêu cầu cần thiết để đáp ứng những nghĩa vụ thuế. Hệ thống sổ sách kế toán tốt sẽ kê khai chính xác hơn thu nhập và chi phí. Vì vậy, cơ quan thuế cần thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng kế

toán doanh nghiệp.

+ Các thủ tục để quyết toán thuế, hoàn thuế và các thắc mắc khác của doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ.

+ Quản lý đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế

lý hồ sơđăng ký thuế, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập.

+ Quản lý mã số thay đổi của doanh nghiệp: đây là hoạt động xử lý thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như thay đổi

địa điểm kinh doanh, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi tổ chức doanh nghiệp, thay đổi ngành nghề kinh doanh.v.v.

+ Phát hiện những đối tượng tiềm năng không đăng ký thuế, không kê khai, không đăng ký thuế thay đổi và xác định xử lý vi phạm vềđăng ký thuế.

+ Nhận và kiểm tra các bản khai thuế, chứng từ nộp thuế: cơ quan thuế nhận tờ

khai và chứng từ của doanh nghiệp và xử lý thông tin trên tờ khai và chứng từ nộp thuế; kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các thông tin do doanh nghiệp ghi trên các tờ khai, lưu trữ thông tin và cung cấp thông tin cho quản lý thu thuế.

+ Theo dõi đôn đốc doanh nghiệp kê khai và nộp thuế tự nguyện, đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật thuế. Đây chính là công cụ hỗ trợ và nhắc nhở bao gồm

đôn đốc trước, trong và sau kê khai.

+ Xử lý kế toán thuế và kê khai thuế: cơ quan thuế xác định hành vi, mức độ vi phạm của người nộp thuế về kê khai thuế và xác định mức độ xử phạt.

+ Các hoạt động điều chỉnh nhằm đảm bảo sự tuân thủ kê khai và kế toán thuế: cơ quan thuế điều chỉnh tờ khai của doanh nghiệp cho phù hợp với thực tế và đảm bảo thực hiện chính xác các nguyên tắc kế toán thuế nhằm tính đúng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

+ Xử lý vi phạm về nộp thuế: cơ quan thuế tính tiền lãi, tiền phạt đối với các khoản thuế quá hạn và nợđọng đồng thời tính lãi đối với các khoản phải trả chậm của cơ quan thuế cho người nộp thuế.

+ Xử lý hoàn thuế: là hoạt động nhằm thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp bao gồm xác định trường hợp được hoàn thuế, xác định cách thức xử lý và hình thức hoàn thuế, xác định số tiền thuế được hoàn và các thủ tục hoàn thuế.

+ Kiểm tra thuế và quản lý rủi ro

+ Kiểm tra là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế. Mục đích nhằm phát hiện các sai phạm để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp

luật thuế như khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước và đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế

trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, để họ thấy rằng mọi hành vi vi phạm về thuếđều sẽ bị cơ quan thuế phát hiện và xử phạt.

+ Phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về

thuế, những điểm bất hợp lý trong quy trình quản lý thuế, cơ cấu tổ chức, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế.

- Kiểm tra thuế gồm:

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế: Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ

quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế

không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế

phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

+ Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế.

+ Chống thất thu qua kiểm tra thuế: trong quản thuế đòi hỏi vừa tăng thu nguồn thu vừa nuôi dưỡng nguồn thu. Tăng nguồn thu trên cơ sở nâng cao tính tuân thủ

pháp luật thuế của NNT nên công tác kiểm tra thuế giữ vai trò quan trọng trong quản lý thuế. Qua đó, NNT tuân thủ pháp luật thuế tốt hơn. Chống thất thu thuế qua kiểm tra thuế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nói chung, pháp luật thuế nói riêng.

+ Hoạt động thu nợ, cưỡng chế thuế và hình phạt về thuế

+ Hoạt động thu nợ, cưỡng chế thuế và thực hiện hình phạt thuế đối với các doanh nghiệp.

- Lưu giữ các hồ sơ tài liệu theo quy định: đây là giải pháp cưỡng chế yêu cầu kê khai nặng hơn khi doanh nghiệp bỏ sót đáng kể những khoản thu nhập tiền mặt bị

phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Hoặc cơ quan thuế có thể yêu cầu thêm thông tin từ những doanh nghiệp mà bản kê khai có vẻ bất thường sau khi so sánh với loại hình và quy mô của các doanh nghiệp tương tự hoặc của các doanh nghiệp bị phát hiện không tuân thủ thuế. Chi phí tuân thủ thuế tăng thêm sẽ ngăn chặn sự trốn thuế. Cần phân biệt rõ các hình phạt do không lưu giữ đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán. Các hình phạt này đôi khi làm đối tượng nhận thức rằng đó là hình phạt do không tuân thủ.

- Truy tố trước toà.

+ Xử lý khiếu nại và tố cáo các vấn đề về thuế

+ Đây là những hoạt động đảm bảo dịch vụ khách hàng, nhằm thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp.

1.3Tổng quan về chống thất thu thuế

1.3.1Khái niệm về thất thu thuế

Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của Người nộp thuế. Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó Người nộp thuế luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, ởđâu có thuế khoá thì

ởđó có thất thu.

Ngoài ra có thể hiểu thất thu thuếđược hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.

Như vậy có thể hiểu thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực và thất thu tiềm năng.

+ Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã

được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào NSNN. + Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưng không

được quy định trong các luật thuế.

Dạng thất thu thuế là những biểu hiện bên ngoài của thất thu thuế theo những tiêu thức nhất định. Do vậy có thể khái quát các dạng thất thu thuế cơ bản như sau:

- Thất thu thuế do không bao quát hết số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh: Tình trạng này xảy ra do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không đăng ký kinh doanh, không đăng ký mã số thuế hoặc có thể đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký mã số thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh.

- Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuếđáng lẽ phải nộp theo quy

định của pháp luật cũng như thực tế mà họđang kinh doanh. Các doanh nghiệp kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất.

- Các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tìm mọi cách để

trốn, lậu thuế như lập 2 hệ thống sổ sách kế toán đểđối phó với cơ quan thuế, thực tế cho thấy nhiều kế toán của các công ty “sở hữu” hàng chục chữ ký khác nhau.

- Trốn thuế thông qua buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới không những không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng và phức tạp hơn trước.

- Thất thu từ những ngành nghề kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn như: xây dựng, du lịch lữ hành, vận tải tư

nhân, cho thuê nhà nghỉ, dịch vụ, kinh doanh thương mại bán lẽ,… do nhà nước chưa có các biện pháp quản lý các hoạt động này có hiệu quả. Các doanh nghiệp thường không khai báo, không đăng ký nộp thuế nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước.

- Thất thu do không bao quát hết thu nhập của người nộp thuế cũng như số

nghề tự do ở nước ta còn lớn, thu nhập của người lao động ở nước ta có từ nhiều nguồn thu khác nhau và thường lớn hơn nhiều so với quỹ lương nhưng nhà nước mới chỉ quản lý được phần thu nhập thông qua quỹ lương mà cá cơ quan, đơn vị chi trả, còn những khoản thu nhập từ các nguồn khác thì chưa có biện pháp quản lý hiệu quả.

- Vì lợi ích cá nhân cán bộ thuế móc ngoặc với người nộp thuế để làm giảm số

thuế phải nộp vào NSNN để chia chác. 1.3.2Khái niệm về chống thất thu thuế

Chống thất thu thuế là việc đề ra các biện pháp để quản lý đối tượng nộp thuế và

đối tượng tính thuế nhằm hạn chế được ở mức thấp nhất số tiền thuế không thu được vào NSNN; do đó quản lý thuế và kiểm tra thuế là một công việc rất quan trọng trong công tác chống thất thu thuế, là việc cơ quan quản lý thuế áp dụng các quy định pháp luật về thuế, quy trình quản lý thuế, kiểm tra thuế vào trong công tác chuyên môn nhằm

đạt được kết quả mong muốn hoặc mục tiêu đặt ra.

Các quy định pháp luật về thuế phải bao quát được các nguồn thu vào NSNN thể

hiện qua đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế.

Quy trình quản lý thuế được xây dựng dựa trên quy định của pháp luật về thuế hiện hành và các quy định khác có liên quan trong đó nêu rõ nội dung, trình tự xử lý công việc trong từng nội dung của quản lý thuế. Quản lý thuế là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; đó là kiểm tra, xác

định tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự

tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra thuếđược thực hiện tại trụ sở

cơ quan thuế và tại trụ sở của người nộp thuế. Quản lý chống thất thu thuế ngoài việc giúp cơ quan thuế kiểm soát các căn cứ tính thuế; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, các hình thức gian lận thuế mà còn có tác dụng để thu thuế công bằng, hợp lý nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN, hạn chế thất thu thuế.

Để thực hiện công tác chống thất thu thuế thì Cơ quan thuế phải thực hiện đúng quy trình thanh tra thuế và quy trình kiểm tra thuế.

- Thanh tra về thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử

lý những hành vi trái pháp luật.

- Kiểm tra về thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra và đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đối với đối tượng kiểm để có những nhận xét, đánh giá.

+ Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế

-Trong chính sách thuế, mỗi doanh nghiệp phải tự xác định số thuế mà họ phải nộp. Mục đích của thanh tra thuế là nhằm chắc chắn rằng tiền thuế được tính toán

đúng, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi trốn thuế.

-Thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục mục tiêu của cơ quan thuế đó là thu đủ các loại thuế quy định trong luật trên cơ sở

khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và duy trì sự tin tưởng của công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)