- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, hỗ trợ
doanh nghiệp trong việc thuê mặt bằng để phục vụ sản xuất kinh doanh, cung cấp đầy
đủ và kịp thời thông tin cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nắm bắt thị trường nhằm xây dựng định hướng sản xuất kinh doanh.
- Ban hành các công văn chỉ đạo các ngành; UBND phường, xã... khi cần phải có sự phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế.
- Đề ra các chính sách thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từđó tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định cho địa phương.
- Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh.
- Luôn xem công tác thu ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải được quán triệt và chỉđạo thường xuyên trong cấp ủy và chính quyền các cấp.
Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào NSNN, đảm bảo chống thất thu NSNN có hiệu quả cao;
đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ
chức, cá nhân nộp thuế.
Do cơ quan thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán tài chính, nắm giữ các thông tin về NNT, nên trao quyền điều tra, để khởi tố các vụ vi
phạm về thuế cho cơ quan thuế là cần thiết, đểđảm bảo đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả.
Thành phố Mỹ Tho cần chỉ đạo các ban, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ
với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế.
Kết luận chương 3
Những giải pháp chống thất thu thuế từ các DN qua các khâu: kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ nhân lực, cũng cố công tác tuyền truyền hỗ trợ, cải tiến công tác lập kế hoạch kiểm tra theo phần mềm phân tích rủi ro (TPR), thực hiện công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở DN, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn,... nhằm đạt được các mục tiêu nâng cao trình độ, nêu cao tinh thần trách nhiệm công chức thuế, giúp cho các DN hiểu được các quy định của Luật thuế, hiểu được việc
đóng thuế là quyền lợi và nghĩa vụ; từ đó giúp cho Chi cục Thuế thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phát sinh phải nộp vào NSNN; giảm thiểu tình trạng khai man trốn thuế, lậu thuế, nợđọng tiền thuế và các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực thuế;
Nâng cao tính pháp lý của các văn bản pháp luật thuế, nâng cao ý thức tự
nguyện, tự giác chấp hành pháp luật của DN, công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế của các DN, tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các DN phát triển, giúp cho công tác quản lý thuế cũng như kiểm tra chống thất thu thuế được nhẹ nhàng hơn.
KẾT LUẬN
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ tài chính có tính cưỡng chế
dùng để tạo lập nguồn thu cho NSNN và phân phối thu nhập trong xã hội. Nhà nước sử
dụng thuế như một công cụ để tác động vào nền kinh tế. Hoạt động chống thất thuế
không những thông qua công tác kiểm tra thuế, mà còn đề ra các biện pháp để hạn chế
thất thu thuế thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ để giúp cho các DN trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế; công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế,… từ đó hoạt động quản lý thuế đạt được các mục tiêu đã đề ra, đồng thời nhà nước phát hiện những hạn chế của chính sách thuế, điều chỉnh kịp thời các quy định pháp luật về thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của cộng đồng và góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp; trong đó Kiểm tra thuế là một nội dung thiết yếu của công tác chống thất thu thuế trong nền kinh tế hiện nay, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, là một trong những phương thức đảm bảo cho pháp luật thuếđược thực hiện nghiêm túc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Tài Chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020.
2. Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, Báo cáo tổng kết thuế năm 2014-2018.
3. Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, Báo cáo đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế, chống thất thu thuế các năm 2014-2018.
4. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình “ Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ” Nhà Xuất bản Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Quốc hội(2006),Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
6. Quốc hội(2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
7. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số
71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
8. Quốc hội (2008), Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
9. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.
10.Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.
11. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế
ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15 tháng 5 năm 2015.
12. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015.
13. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 2176/QĐ-TCT ngày 10/11/2015 “Về
việc Cơ quan Thuế các cấp áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế”.
Website:
14. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế, http://www.gdt.gov.vn
15.Trang thông tin điện tử Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, http://www.tiengiang.gov.vn
16. Trang thông tin điện tử thành phố Mỹ Tho, http://mytho.tiengiang.gov.vn
PHẦN MỀM ỨNG DỤNG QUẢN LÝ THUẾ CỦA NGÀNH THUẾ
17. Ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS). 18. Ứng dụng Thanh tra, kiểm tra (TTR). 19. Ứng dụng phân tích rủi ro về thuế (TPR).