Kiểm tra tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 83 - 89)

Trong quá trình kiểm tra tại bàn, nếu có nghi vấn cần thiết đối chiếu giữa sổ

sách và thực tế thì tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp nếu có nghi vấn doanh nghiệp kinh doanh mua bán có dấu hiệu không bình thường thì thực hiện gửi xác minh hóa đơn đến các cơ quan thuế có liên quan để có cơ sở kiểm tra làm rõ hành vi vi phạm của DN.

Hoàn thiện phương pháp kiểm tra chuyên sâu tại trụ sở NNT:

Thứ nhất, thực hiện kiểm tra theo chuyên đề tập trung ở một số ngành nghề kinh doanh trọng điểm trên địa bàn; thực hiện ấn định doanh thu tính thuế đối với các trường hợp kê khai thiếu doanh thu, bán hàng hóa không theo giá thực tế trên thị

trường đúng theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Thứ hai, khi tiến hành kiểm tra đối với thuế GTGT cần chú ý đến các sai phạm chủ yếu như sau:

- Ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm, không xuất hoá đơn ghi nhận doanh thu mà ghi nhận doanh thu nhận trước khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ hay thanh toán theo tiến độ.

- Kê khai đối tượng không chịu thuế, không phải kê khai tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hoá đơn, doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.

- Mua hàng hoá dịch vụ có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên của cùng một người bán, trong cùng một ngày không thanh toán qua ngân hàng nhưng ghi thành nhiều hoá đơn và kê khai trên nhiều kỳ thuế khác nhau để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Xác định và kê khai sai thuế suất toàn bộ hoặc một phần hàng hoá, dịch vụ,... - Các doanh nghiệp xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% cần kiểm tra các điều kiện để áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như: Hợp đồng xuất khẩu, tờ

khai hải quan đã được đóng dấu thực xuất, hóa đơn xuất khẩu, chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Thứ ba, khi thực hiện kiểm tra thuế TNDN cần chú ý đến các sai phạm chủ yếu như sau:

- Các chỉ tiêu về giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trên bảng số liệu phân tích theo chiều dọc có tỷ trọng tăng hơn so với năm trước, hoặc trên bảng số

liệu phân tích theo chiều ngang có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần.

- Không ghi nhận doanh thu tài chính đối với các hoạt động đầu tư tài chính, chuyển nhượng vốn, mua bán ngoại tệ, tiền bản quyền.

- Có phát sinh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng, giảm không tương ứng với hàng hoá tồn kho.

- Có chỉ tiêu hao mòn tài sản cố định tăng đột biến không tương ứng với sự gia tăng của nguyên giá TSCĐ.

- Thanh lý TSCĐ, bán phế liệu, phế phẩm không ghi nhận doanh thu.

- Kiểm tra chi phí, đối chiếu với vấn đề thanh toán công nợ, bù trừ công nợ; Kiểm tra cân đối nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu, đối chiếu với các chứng từ gốc, các biểu kiểm kê đầu kỳ, so sánh thực tế qua kiểm kê với số tồn sổ sách hạch toán… trong đó chú ý các hợp đồng vay vốn, hợp đồng thanh toán trả

chậm, liên quan đến hạch toán chi phí, các vấn đề chênh lệch tỷ giá. Cần có sự kết hợp với các cơ quan như: Công ty kiểm toán, tư vấn, các Ngân hàng thương mại để có những báo cáo tài chính trung thực và chính xác về kết quả hoạt động chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp.

Cần phải linh hoạt khi phân tích các Báo cáo tài chính bởi vì các vấn đề trong Báo cáo tài chính rất phong phú, khi phát hiện những vấn đề không bình thường trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cần áp dụng các cách nắm bắt thông tin khác nhau để khai thác đảm bảo hiệu quả, chẳng hạn đối với những doanh nghiệp thương mại thì cần chú trọng vào các chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên Bảng cân đối kế toán, so sánh với các chỉ tiêu có liên quan như xuất kho hàng hóa,... Tuy nhiên, đối với những

doanh nghiệp vận tải thì cần xem xét chỉ tiêu chi phí nhiên liệu và tiền lương, tiền công… với từng chỉ tiêu, việc phân tích số tuyệt đối hay số tương đối, so sánh mối tương quan giữa các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp.

- Đối với DN kinh doanh ngành xây dựng: cần kiểm tra kỹ kết cấu các khoản chi phí so với bảng nghiệm thu công trình và doanh thu đối với các công trình xây dựng đã có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành nhưng chưa lập hóa đơn GTGT, nhất là các DN thi công công trình sử dụng nguồn vốn NSNN; khi kiểm tra đối với DN xây dựng cần kiểm tra toàn bộ hợp đồng và biên bản nghiệm thu, phối hợp với chủ đầu tư để

kiểm tra tiến độ thi công của các công trình xây dựng.

- Đối với những DN cho thuê kho, nhà xưởng, cho thuê tài sản, máy móc thiết bị: khi kiểm tra đối với các DN này cần kiểm tra hợp đồng cho thuê và chứng từ thanh toán để phát hiện các trường hợp xuất hóa đơn không đầy đủ so với thực tế thu tiền.

- Đối với chi phí tiền lương: cần kiểm tra kỹ về nội dung ghi trong hợp đồng lao

động, chứng từ chi trả lương có phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

- Đối với các DN sản xuất, vận tải khi kiểm tra cần phải đối chiếu, kiểm tra kỹ định mức tiêu hao nguyên vật liệu tránh trường hợp DN bỏ ngoài doanh thu nhưng hạch toán toàn bộ chi phí để xác định thu nhập tính thuế hoặc mua hóa đơn khống để

hạch toán tăng chi phí sản xuất kinh doanh để làm giảm thuế GTGT và thuế TNDN. - Đối với chi phí tài chính: cần phải kiểm tra kỹ khoản chi lãi vay để sử dụng vào mục đích gì ? để từđó xác định việc hạch toán vào chi phí đúng quy định hay không ?

- Về chi phí khấu hao tài sản cố định: kiểm tra việc khấu nhanh xem đúng quy

định hay không? ngoài ra cần lưu ý phải loại ra khỏi chi phí đối với việc trích khấu hao tài sản cốđịnh không phục vụ cho việc kinh doanh....

- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán vào chi phí kinh doanh đối với các khoản chi không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh như: chi phí tham quan, du lịch, khoản chi sử dụng cho sinh hoạt gia đình….

- Kiểm tra các doanh nghiệp thương mại bán lẽ hàng hóa cho cá nhân không cần lấy hóa đơn, mà lập hóa đơn ghi bán lẽ thì cần chú ý đến giá bán thường thấp hơn so

với thực tế thu tiền, nhằm giảm doanh thu để trốn thuế, nhất là các DN kinh doanh tạp hóa, xe máy, đồ gỗ, bất động sản.... khi kiểm tra cần kiểm kê lượng hàng hóa tồn kho và đối chiếu với giá bán thực tế trên thị trường để có căn cứ xử lý; đối với doanh nghiệp kinh doanh xe máy, ô tô cần đối chiếu giá bán với giá bán theo quy định của các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp nhập khẩu, giá do UBND tỉnh ban hành và giá bán thực tế trên thị trường để xử lý theo Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 7/5/2010 về việc hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe 2 bánh gắn máy ghi giá bán trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường. Đối với DN kinh doanh bất động sản cần đối chiếu với giá bán thực tế trên thị trường và giá do UBDN tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản,....

- Đối với các hóa đơn GTGT đầu vào có giá trị lớn, mua của nhiều đơn vị mới thành lập khác nhau, mua của các DN kinh doanh thương mại đa ngành nghề, khi kiểm tra cần thực hiện xác minh hóa đơn và kiểm tra xem có phải hóa đơn bất hợp pháp hay không ?

- Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN cần kiểm tra kỹ

các điều kiện miễn thuế, giảm thuế, thuế suất thuế TNDN ưu đãi xem đã đúng theo quy

định hay chưa ?

- Kiểm tra điều kiện để được hạch toán vào chi phí kinh doanh: Theo Quy

định của Luật thuế TNDN hiện hành, các hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, vì vậy khi kiểm tra đối với các doanh nghiệp này cần kiểm tra kỹ các chứng từ thanh toán qua ngân hàng xem có đầy đủ hay không ?

- Các DN thường xuyên có quan hệ liên doanh, liên kết, thường xuyên quan hệ

kinh doanh với các DN mẹ, con, DN liên kết mà đơn vị có đầu tư vốn, DN có người trong quan hệ họ hàng làm chủ hoặc là thành viên. Các DN này thường có những điều chỉnh về giá mua, giá bán không theo đúng giá thực tế để trốn thuế, cụ thể như DN

đang được miễn thuế TNDN sẽ hạch toán lãi cao và có số thuế TNDN phải nộp cao, còn DN liên kết sẽ hạch toán lỗ để trốn số thuế TNDN phải nộp. Khi kiểm tra những

DN này cần tập trung kiểm tra về giá mua, bán và xử lý theo quy định Thông tư của Bộ

Tài chính về chống chuyển giá.

Ngoài ra, trong công tác kiểm tra thuế cần đặc biệt quan tâm đến loại hình DNTN do một cá nhân làm chủ không có các thành viên góp vốn trong DN, từ đó không có việc giám sát được các hoạt động kinh doanh, vì vậy việc quyết định các vấn

đề kinh doanh cũng như lập hóa đơn, thực hiện sổ sách kế toán, kê khai thuế, nộp thuế

là do chủ doanh nghiệp quyết định, việc gian lận thuế, trốn thuế được thực hiện dễ

dàng.

Công tác kiểm tra thuế thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

3.2.5Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra chống thất thu thuế. Hiện nay theo xu hướng phát triển của đất nước, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh đòi hỏi phải áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lý thuế, đặc biệt là công nghệ thông tin.Việc áp dụng công nghệ thông tin không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Trong thời gian tới tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống tin học nhằm đáp

ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trên máy tính. Việc tăng cường phát triển hệ

thống tin học phải được thực hiện đồng thời với việc tăng cường đào tạo trình độ tin học cho cán bộ ngành Thuế, có như vậy thì chất lượng công tác mới được nâng cao.

Xây dựng hạ tầng, cở sở dữ liệu thông tin đầy đủ về doanh nghiệp nhằm đảm bảo những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp phải trong tầm kiểm soát của cơ quan thuế. Những gian lận về hóa đơn thời gian qua cho thấy, các doanh nghiệp gian lận trước đó đều đã có những biểu hiện bất thường nhưng thông tin không được cập nhật, phân tích và xử lý kịp thời. Bởi vậy, việc giám sát của cơ quan thuế phải đảm bảo để có một hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tốt nhất về người nộp thuế, từ đó có thể kịp thời ngăn ngừa và xử lý các hành vi gian lận thuế nói chung và gian lận về hóa đơn nói riêng.

Kết nối hệ thống thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý Nhà nước và đối tượng nộp thuế nhằm tăng cường công tác khai thác thông tin; phát triển công tác quản lý trên mạng máy tính, triển khai tích cực và có hiệu quả chương trình quản lý

ấn chỉ trên mạng, đưa lên mạng thông tin về những đối tượng gian lận, bỏ trốn và các hoá đơn sai phạm.

Hiện tại ngành Thuế Tiền Giang đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế gồm các chương trình: Quản lý thuế tập trung (TMS); Hệ thống phân tích thông tin rủi ro doanh nghiệp (TPR); Hệ thống thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (TTR); Hệ

thống hoàn thuế điện tử; Hệ thống hóa đơn điện tử; Hệ thống giao dịch điện tử Đăng ký thuế...vv đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Chi cục Thuế đã trang bị máy tính đến tất cả các Đội thuế ở Chi cục Thuế, tạo mọi điều kiện cho cán bộ thuế nâng cao trình độ tin học, đã khai thác được các thông tin trên hệ thống mạng nội bộ để phục vụ cho công tác quản lý thuế. Đó là, các thông tin chung về doanh nghiệp (mã số thuế, tên giám đốc, ngành nghề kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...vv), thông tin về tình hình nộp NSNN của từng doanh nghiệp, thông tin về kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, báo cáo thuế, nợ thuế...vv

Ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề then chốt trong cải cách hệ thống thuế

trong thời gian tới. Do đó để làm được điều này, Chi cục Thuế cần chủđộng tham mưu lập kế hoạch đào tạo tin học chuyên sâu cho cán bộ làm công tác quản lý thuế để từđó vận hành tốt các chương trình ứng dụng của ngành.

3.2.6Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện kiểm tra chống thất thu thuế.

Đểđáp ứng yêu cầu kiểm tra chống thất thu thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự

nộp thuế, cùng với việc đổi mới mô hình chức năng tại Chi cục Thuế, do vậy lực lượng cán bộ kiểm tra phải tăng lên chiếm 30% đến 35% biên chế; phòng làm việc cũng phải tăng theo tương ứng về số lượng. Công việc kiểm tra chủ yếu là phân tích mức độ rủi ro về thuế nên cần trang bị đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho công tác phân tích, trang bị phần mềm phân tích để công việc được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Việc kiểm tra được tiến hành tại cơ quan thuế nên phải trang bị thêm phòng tiếp đối

tượng kiểm tra, tủđựng hồ sơ do đối tượng kiểm tra cung cấp, bàn làm việc của cán bộ

kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)