2.3.1.1 Tình hình thu thuế giai đoạn năm 2014-2018
Qua tổng hợp kết quả thu Ngân sách từ năm 2014 đến năm 2018 của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho cho thấy, tổng thu ngân sách đều tăng dần qua các năm và tỷ
lệ tăng khá lớn từ năm 2016 đến năm 2018; tổng thu thuế khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh của năm 2015 so với năm 2014 tăng 14,73% tương đương
15.029 triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 tăng 22,14% tương đương 25.915 triệu
đồng, năm 2017 so với năm 2016 tăng 7,08% tương đương 10.123 triệu đồng, nhưng năm 2018 so với năm 2017 giảm 2.33% tương đương giảm 3.561 triệu đồng, do chính sách thuế thay đổi làm ảnh hưởng đến nguồn thu của Chi cục Thuế.
Bảng 2.1. Kết quả thu NSNN trên địa bàn TP Mỹ Tho giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Khu vực DN nhà nước địa phương 887 1.833 1.997 2.409 1.757 2. Khu vực công thương nghiệp và
dịch vụ ngoài quốc doanh 102.043 117.072 142.987 153.110 149.549
Tổng thu 102.930 118.905 144.984 155.519 151.306
(Nguồn: báo cáo tổng hợp thu NSNN của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho)
Tỷ trọng các khoản thu ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế thành phố Mỹ
Tho năm 2014-2018 được thể hiện như sau:
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các khoản thu ngân sách của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho từ năm 2014 đến 2018
2.3.1.2 Tình hình thất thu thuế giai đoạn năm 2014-2018
Để có được số liệu của bảng 2.2 dưới đây học viên thu thập số liệu báo cáo thống kê danh bạ doanh nghiệp năm 2014 - 2018 của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho
để tổng hợp thành số tổng hợp chung, từ đó so sánh thông qua nhiều chỉ tiêu như nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số thuế phải nộp,... qua so sánh thì chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu là cơ sơ để xác định số tiền thuế thất thu qua các năm thông qua việc so
sánh mức độ tăng thu thuế từ năm 2014 đến năm 2018 với mức độ tăng doanh thu và lợi nhuận từ năm 2014 đến năm 2018 và dùng phương pháp suy luận để tính được số thất thu thuế hàng năm có thể xảy ra.
Bảng 2.2. Bảng thống kê tình hình nộp thuế, kê khai doanh thu, lợi nhuận theo kết quả
kinh doanh của các DN giai đoạn từ năm 2013 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tổng thu thuế các DN 56.035 65.168 78.350 96.680 98.631 99.144 2. Tổng doanh thu các DN 2.809.235 3.409.789 4.178.352 5.944.501 7.285.664 9.135.485
3. Lợi nhuận theo kết quả kinh doanh của báo cáo tài chính các DN
27.515 33.349 41.189 56.293 67.911 80.752
(Nguồn: theo báo cáo số thu và báo cáo thống kê danh bạ doanh nghiệp năm 2013 - 2018 của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho)
Để xác định số thất thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Mỹ
Tho, học viên sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ tổng số thuế thu được và tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ tăng lợi nhuận theo kết quả kinh doanh của các DN giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2018, ở đây học viên xin được phép loại bỏ các yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến số thuế thu được.
- Thất thu thuế xét theo tổng doanh thu:
Tỷ lệ tăng thu thuế = (Tổng thu thuế năm hiện tại/Tổng thu thuế năm trước liền kề) x 100% -100
Tỷ lệ tăng doanh thu = (Tổng doanh thu năm hiện tại/Tổng doanh thu năm trước liền kề) x 100% -100
Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng DT và tỷ lệ tăng thu thuế = Tỷ lệ tăng doanh thu - Tỷ
lệ tăng thu thuế
Số thuế thất thu = Tổng thu thuế năm trước liền kề x Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng DT và tỷ lệ tăng thu thuế
Bảng 2.3. Bảng thống kê tình hình thất thu thuế dựa trên tổng doanh thu của các DN giai đoạn từ năm 2014 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tỷ lệ tăng thu thuế các DN 16,30% 20,22% 23,39% 2,01% 0,05% 2. Tỷ lệ tăng doanh thu các DN 21,35% 22,54% 42,26% 22,56% 25,39% 3. Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng DT và tỷ lệ tăng thu thuế 5,05 % 2,32% 18,87% 20,55% 25,34% 4. Số thuế thất thu từ các DN 2.830 1.512 14.785 19.868 24.993 (Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho)
- Thất thu thuế xét theo chỉ tiêu lợi nhuận của báo cáo kết quả kinh doanh: Tỷ lệ tăng thu thuế = (Tổng thu thuế năm hiện tại/Tổng thu thuế năm trước liền kề) x 100% -100
Tỷ lệ tăng lợi nhuận = (Tổng lợi nhuận năm hiện tại/Tổng lợi nhuận năm trước liền kề) x 100% -100
Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng lợi nhuận và tỷ lệ tăng thu thuế = Tỷ lệ tăng lợi nhuận - Tỷ lệ tăng thu thuế
Số thuế thất thu = Tổng thu thuế năm trước liền kề x Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng lợi nhuận và tỷ lệ tăng thu thuế
Bảng 2.4. Bảng thống kê tình hình thất thu thuế dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận trên báo báo kết quả kinh doanh của các DN giai đoạn từ năm 2014 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Tỷ lệ tăng thu thuế các DN 16,30% 20,22% 23,39% 2,01% 0,05%
2. Tỷ lệ tăng LN của các DN 21,20% 23,50% 36,67% 20,63% 18,91%
3. Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng LN và tỷ lệ
tăng thu thuế 4,9% 3,28% 13,28% 18,62% 18,86%
4. Số thuế thất thu từ các DN NQD 2.746 2.136 10.405 18.002 18.602
Qua số liệu về thất thu thuế của bảng 2.3 và bảng 2.4 nêu trên thì số tiền thuế thất thu phần lớn có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2014 đến năm 2018, riêng năm 2015 thấp hơn năm 2014, qua phân tích cho ta thấy thì số thuế thu được tăng qua các năm không theo kịp với mức độ tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.3.2 Các nguyên nhân thất thu thuế.
2.3.2.1 Bố trí sắp xếp nhân sự chưa phù hợp
- Cán bộ làm công tác kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, theo quy định của Tổng cục Thuế thì cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải được bố trí từ 30% đến 35% trên tổng số biên chế của cơ quan thuế.
Bảng 2.5. Bảng thống kê tình hình cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho giai đoạn năm 2014 đến năm 2018 Đơn vị tính: người Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Tổng biên chế của Chi cục Thuế 119 118 119 116 114
2. Cán bộ làm công tác kiểm tra theo quy định 35
đến 41 35 đến 41 35 đến 41 35 đến 41 34 đến 40
3. Cán bộ được bố trí làm công tác kiểm tra 19 19 17 21 34
4. Số cán bộ không được bố trí làm công tác kiểm tra theo quy định 16 đến 22 16 đến 22 18 đến 24 14 đến 20 0 đến 6
(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho)
Qua số liệu thống kê cán bộ làm công tác kiểm tra bảng 2.5 thì từ năm 2014 đến năm 2018 cán bộ làm công tác kiểm tra không được bố trí đúng theo quy định, thực tế
chỉ bố trí không quá 60% theo quy định, trong khi đó số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua từng năm như năm 2014 là 975 doanh nghiệp, đến năm 2018 là 1.249 doanh nghiệp, tăng 274 doanh nghiệp, trong khi đó cán bộ làm công tác kiểm tra không được bố trí đầy đủ theo quy định, đến năm 2018 mới thực hiện xem xét lại để bố
trí 34 người là vừa đạt chỉ tiêu 30% trên tổng số biên chế Chi cục thuế. Do việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra thuế không đầy đủ sẽ dẫn đến công việc trở nên vượt quá
khả năng, công tác kiểm tra thiếu chặt chẽ, không có thời gian để theo dõi thường xuyên, bao quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; việc sử dụng hóa đơn, kê khai thuế và nộp thuế của các doanh nghiệp thì cán bộ làm công tác kiểm tra chỉ tập trung thực hiện kiểm tra phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề được phân loại là rủi ro cao về thuế, các ngành nghề mà khách hàng không có yêu cầu lập hóa đơn,....
+ Bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra chưa phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác chống thất thu thuế, không tích cực khai thác nguồn thu thuế thông qua công tác kiểm tra địa bàn và nhận xét hồ sơ khai thuế, qua nhận xét hồ sơ khai thuế theo quy trình kiểm tra thuế
Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, được áp dụng trước ngày 20 tháng 4 năm 2015, Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, được áp dụng từ ngày 20 tháng 5 năm 2015, thì phần lớn cán bộ kiểm tra chấp nhận theo số liệu kê khai của doanh nghiệp.
+ Khả năng sử dụng tin học vào công tác quản lý thu thuế cũng còn hạn chế, các chương trình quản lý thuế liên tục nâng cấp, sửa đổi, cho nên việc khai thác các số liệu trên hệ thống quản lý thuế để phục vụ cho công tác kiểm tra thuế cũng có phần hạn chế;
+ Cán bộ kiểm tra còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ về kiểm tra thuế, thậm chí một số cán bộ kiểm tra chưa nắm vững chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, cho nên việc phân tích đánh giá báo cáo tài chính doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phát hiện các hành vi gian lận về thuế của doanh nghiệp để phục vụ công tác kiểm tra tại doanh nghiệp.
2.3.2.2 Chính sách thuế chưa hoàn chỉnh
Chính sách thuế không ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, hệ thống thuế
ngày càng tăng cả về số lượng, nhưng chưa bao quát được tất cả các nguồn thu, một số
quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng rất khó thực hiện, từ đó không thống nhất thực hiện giữa các cơ quan thuế, nhiều loại thuế có mức thuế suất còn quá cao,
nhưng nhiều loại thuế lại có mức thuế suất lại quá thấp, chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động chính vì vậy mà việc thực hiện thu thuế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
2.3.2.3 Ý thức chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp
- Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà họ
phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được. Do đó vì lợi ích của mình mà doanh nghiệp luôn tìm cách làm giảm số thuế phải nộp, số thuế phải nộp càng ít càng tốt. Như vậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi.
- Theo quy định của Luật quản lý thuế thì doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc thiếu kiểm tra của cơ quan thuế sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, lập chứng từ hóa đơn không trung thực, kê khai doanh thu thấp hơn thực tế để giảm số thuế phải nộp.
2.3.2.4 Nguyên nhân khác
- Lập kế hoạch kiểm tra năm là khâu quan trọng nhất, nếu xác định đúng doanh nghiệp có rủi ro về thuế thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm tra, ngược lại nếu xác định không đúng doanh nghiệp cần kiểm tra sẽ gây thất thu cho NSNN.
+Năm 2014 thì công tác lập kế hoạch kiểm tra dựa trên cơ sở kinh nghiệm quản lý của cán bộ thuế, một số ngành nghề được phân loại là rủi ro cao về thuế, có sự bất hợp lý qua kê khai thuế, nộp thuế, những doanh nghiệp có biến động bất thường qua kê khai thuế,... do đó việc lập kế hoạch kiểm tra nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chống thất thu thuế.
+ Từ năm 2015 thì việc lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện bằng phần mềm TPR để chọn các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra theo kế hoạch trong năm, các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm qua kê khai thuế, nộp thuế, bất hợp lý qua kê khai hoặc kinh doanh các ngành nghề thuộc rủi ro cao về thuế,... sẽ được hệ thống cho điểm theo tiêu chí đã thiết lập và phân loại từng cấp độ rủi ro (cao, vừa, thấp, rất thấp) để
Chính vì vậy nếu lập kế hoạch không đúng thì những doanh nghiệp vi phạm hoặc doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế sẽ không được kiểm tra, từ đó không chấn chấn kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp và cũng không thu hồi được số thuế
mà doanh nghiệp đã gian lận dẫn đến thất thu cho NSNN. -Công tác quản lý nợ thuế:
Đây là một công việc quan trọng trong công tác thu thuế, là nội dung trong công tác chống thất thu thuế, nếu các khoản thuế phải nộp sau khi kê khai hoặc sau khi ban hành quyết định xử lý truy thu, phạt sau kiểm tra thuế mà không đôn đốc thu nộp kịp thời sẽ dẫn đến số nợ ngày càng nhiều, nếu doanh nghiệp không có khả năng nộp và tự
ý bỏđiểm kinh doanh thì NSNN bị thất thu.
Bảng 2.6. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng Số nợ Nợ có khả năng thu Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%) Nợ không khả năng thu/Tổng nợ (%) 2014 14.287 8.371 58,59 41,41 2015 23.421 15.455 65,99 34,01 2016 27.706 15.740 56,81 43,19 2017 37.879 16.397 43,29 56,71 2018 40.580 17.299 42,63 57,37
(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế)
Bảng 2.6số liệu về nợ thuế của các doanh nghiệp từ năm 2014 - 2018 cho thấy tỷ lệ
nợ có khả năng thu trên tổng nợ chiếm tỷ lệ ngày càng thấp, năm 2014 là 58,59%, năm 2015 là 65,99%, năm 2016 là 56,81%, năm 2017 là 43,29%, năm 2018 là 42,63%; trong khi đó tỷ lệ nợ không khả năng phần lớn có xu hướng ngày càng cao, năm 2014 là 41,41%, năm 2015 là 34,01%, năm 2016 là 43,19%, năm 2017 là 56,71%, năm 2018 là 57,37%; qua tỷ lệ nợ cho thấy việc quản lý nợ chưa được tốt, cho nên nợ không khả năng thu tăng lên đặc biệt năm 2016, năm 2017, năm 2018; vì vậy thất thu thuếở lĩnh vực nợ là
điều không thể tránh khỏi, Chi cục Thuế chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền
được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế và chưa thực sự tìm mọi biện pháp
liệt việc triển khai các biện pháp đểđôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền thuế
còn nợ vào Ngân sách.
2.4 Thực trạng chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho từ các doanh nghiệp. doanh nghiệp.
2.4.1 Các biện pháp chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho. Từ năm 2014 đến năm 2018 Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho đã có nhiều biện Từ năm 2014 đến năm 2018 Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế đối với các doanh nghiệp như:
2.4.1.1 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế nhất là từ khi Luật quản lý thuế được ban hành Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho
đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, triển khai các chính sách thuế mới cho doanh