Tăng cường quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 89 - 91)

Thực hiện áp dụng các biện pháp quản lý nợ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, phân công quản lý nợ phải đầy đủ, kịp thời, phân loại nợ chính xác, nắm chắc tình hình tài chính, các giao dịch và tài sản của doanh nghiệp nợ thuế để có biện pháp thu nợ hiệu quả; đẩy mạnh các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế thông qua ngân hàng, bên thứ 3, đình chỉ sử dụng hóa đơn và cưỡng chế tài sản đối với doanh nghiệp nợ

thuế.

Công chức thu nợ thuế thường xuyên phối hợp cán bộ kiểm tra thuế theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt, thu thập thông tin, để tìm ra các nguyên nhân cụ thể từng trường hợp còn nợ thuế; từđó, tham mưu đề

xuất các biện pháp thu hồi nợ thuế phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thu hồi nợ thuế đạt hiệu quả cao nhất.

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ, đảm bảo doanh nghiệp nộp đủ các khoản nợ thuế, đảm bảo công bằng, chống thất thu ngân sách nhà nước, nhất là trong thời kỳ thực hiện cơ chế tự tính, tự

mới trong việc thực hiện và phải thực hiện theo đúng quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng nợ chế nợ thuế như:

- Hàng tháng phải tổ chức đối chiếu theo dõi chặt chẽ các khoản nợ thuế trên hệ

thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), nhằm tránh nợ sai, nợ ảo, phân loại nợ

thuế để áp dụng các biện pháp thực hiện thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuếđạt hiệu quả

như:

+ Đối với số nợ của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích thì lập hồ sơ thông báo chính quyền địa phương nơi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cư ngụ để

phối hợp xử lý nợ thuế theo quy định;

+ Đối với số nợ chờđiều chỉnh, chờ miễn giảm thì phối hợp với các cơ quan, bộ

phận có liên quan đểđiều chỉnh hoặc thực hiện các thủ tục miễn giảm theo quy định; + Đối với số nợ có khả năng thu thì phải lập kế hoạch thu nợ và tập trung thực hiện các biện pháp đôn đốc thu như: điện thoại nhắc nhở, phát hành thông báo đôn đốc thu nợ theo mẫu số 07/QLN; đối với nợ chây ỳ, nợ lớn do tài chính của doanh nghiệp khó khăn thì mời doanh nghiệp đến cơ quan thuế để thực hiện cam kết trả nợ theo nhiều kỳ; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nộp thì tiến hành bước cưỡng chế

thu nợ thuế bằng các biện pháp như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại Kho bạc, Ngân hàng; lập lệnh thu đối với bên thứ ba đang nắm giữ tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp nợ thuế; thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản bán đấu giá; đề

nghị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng các quy trình về nghiệp vụ thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, đề cao vai trò và trách nhiệm của bộ phận chuyên trách về công tác quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, bố trí lực lượng quản lý thu nợ phù hợp với yêu cầu quản lý các doanh nghiệp.

Do đó để thực hiện đạt được hiệu quả công chức làm công tác quản lý nợ thuế

và cưỡng chế nợ thuế phải thực hiện đúng quy định tại quy trình quản lý nợ thuế thuế

và cưỡng chế nợ thuế, từ đó hạn chế nợ dây dưa kéo dài, nếu để số nợ quá lớn thì khả

năng bỏ trốn của các doanh nghiệp là rất cao, nếu số tiền nợ thuế không thu được sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)