Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 45 - 48)

Trong những năm gần đây việc thực hiện chống thất thu thuế được thực hiện nhiều phương pháp khác nhau và mang tính liên tục bắt đầu từ việc rà soát, xem xét, xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng gian lận thuế, khắc phục ngay những vấn đề làm nảy sinh những nguyên nhân đó đồng thời đã nhận biết, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế; công tác chống thất thu về thuế không phải lúc nào cũng tìm ra mọi vi phạm của doanh nghiệp để xử lý truy thu và phạt mà đã thực hiện hiện nhiều giải pháp để phòng ngừa hành vi trốn thuế, nâng cao tính tự giác kê khai thuế của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những quy định không phù hợp của pháp luật về thuếđể có điều chỉnh kịp thời, cụ thể như sau:

- Đã tăng cường nắm bắt thông tin về người nộp thuế: Cơ sở dữ liệu về người nộp thuế là các thông tin rất quan trọng đối với công tác kiểm tra chống thất thu thuế. Hệ thống thông tin về người nộp thuế giúp cho các cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình thành lập, hoạt động và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, từ đó có các giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp khác nhau, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hạn chế các hành vi gian lận của người nộp thuế. Hệ thống thông tin về người nộp thuế cũng là cơ sởđể cơ quan thuế áp dụng có hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt

động thanh tra, kiểm tra thuế, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

- Đã cập nhật kịp thời các hành vi gian lận thuế, trốn thuế: Việc nhận diện các hành vi, thủ đoạn gian lận thuế của người nộp thuế là cơ sở để cơ quan quản lý thuế

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thuế. Trong trường hợp ngày càng phát sinh nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhiều phương thức giao dịch như hiện nay, các thủ đoạn gian lận thuế cũng không ngừng gia tăng, ngày càng đa dạng, tinh vi, nên việc cập nhật, nhận biết các thủ đoạn gian lận, phục vụ cho công tác quản lý thuế là rất cần thiết để phục vụ cho công tác chống thất thu thuế.

- Đã đề ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế và hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế: Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý thuế nói chung, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế nói riêng là yếu tố trực tiếp nhất tác động

đến ý thức và khả năng thực hiện hành vi gian lận của người nộp thuế trong tuân thủ

pháp luật thuế. Trong đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra vừa có tác dụng giám sát, đánh giá quá trình tuân thủ vừa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe và xử lý các trường hợp gian lận thuế. Hoạt động xử lý vi phạm, cưỡng chế thuế nghiêm minh, công bằng cũng sẽ

làm hạn chế các hành vi gian lận về thuế.

- Đã tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế kết hợp với hỗ trợ người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế: Đây được coi là nội dung tiền đề rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đi sâu vào giải quyết các nguyên nhân dẫn đến các hành vi gian lận thuế xuất phát từ nhân tố ý thức của người nộp thuế. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ

pháp luật thuế của người nộp thuế, hạn chế các hành vi gian lận thuế thông qua việc giúp cho họ hiểu rõ các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế của mình theo quy

định của pháp luật và hiểu rõ các quy định trong các văn bản pháp luật thuế cũng như

cách xác định nghĩa vụ thuế để có thể thực hiện việc tuân thủ pháp luật thuế thuận lợi nhất.

- Nâng cao năng lực và phẩm chất của công chức quản lý thuế đã được chú trọng: Năng lực hoạt động và phẩm chất, đạo đức của công chức quản lý thuế là yếu tố

có tác động không nhỏ đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và khả

năng gian lận thuế của các doanh nghiệp. Nội dung này tác động trực tiếp đến nhân tố

cơ hội và áp lực nêu trên. Trong môi trường làm việc mà công chức thuế mẫu mực, liêm chính, thủ tục công khai, rõ ràng thì ý thức tuân thủ của người nộp thuế sẽ được

đảm bảo, các hành vi gian lận sẽ khó có cơ hội thực hiện và ngược lại.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. Đồng thời, việc

kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của công chức thuế, của người nộp thuế cần phải tiến hành thường xuyên và chặt chẽ đểđảm bảo hiệu quả công tác và hạn chế các tiêu cực, gian lận.

- Hoàn thiện chính sách thuế và các văn bản pháp luật liên quan về thuế: qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện những nội dung không còn phù hợp của các Luật thuế do đó phải có kiến nghịđể sửa đổi, bổ sung kịp thời, mục tiêu là đảm bảo có

được hệ thống thuế thống nhất, phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, vừa phù hợp với khả năng đóng góp của các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, hệ thống thuế phải đạt được các yêu cầu về công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Nội dung này sẽ tác động trực tiếp làm giảm các áp lực về gánh nặng thuế để dẫn đến hành vi gian lận thuế, đồng thời ngăn chặn các cơ hội hay khả năng có thể gian lận thuế của các doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý, chi phí tuân thủ, từđó góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật, hạn chế hành vi gian lận trong tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

- Công tác kiểm tra chống thất thu về thuế từ năm 2014 đến năm 2018 theo báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế của Tổng cục Thuế hàng năm cụ thể như sau:

Qua bảng số liệu bảng 1.2 thì công tác kiểm tra chống thất thu thuế ngày càng

được quan tâm, nếu công tác chống thất thu được hiệu quả thì số tiền thuế truy thu, tiền thuế giảm khấu trừ và tiền giảm lỗ sẽ nhiều hơn nữa; số liệu bảng 1.2 cho thấy kết quả

công tác chống thất thu thuế phần lớn đều tăng qua các năm kể cả số lượng doanh nghiệp được kiểm tra, số tiền thuế truy thu, số tiền thuế giảm khấu trừ và số tiền giảm lỗ như: số doanh nghiệp được kiểm tra năm 2018 tăng so năm 2014 là 59,17 %, số tiền thuế truy thu tăng 307,61%, số tiền thuế giảm khấu trừ tăng 10,62%, số tiền giảm lỗ

Bảng 1.2. Tình hình thanh tra, kiểm tra ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 Năm/chỉ tiêu Số lượng DN được kiểm tra (DN) Số tiền thuế truy thu (tỷđồng) Số tiền thuế giảm khấu trừ (tỷđồng) Số tiền giảm lỗ (tỷđồng) 2014 44.015 7.607 1.055 12.415 2015 54.419 10.224 1.125 13.126 2016 64.119 13.675 1.233 15.719 2017 67.814 12.212 1.047 19.733 2018 70.059 31.007 1.167 19.593 So sánh năm 2018 so với năm 2014 + 59,17% + 307,61% + 10,62% + 57,82%

(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế của Tổng cục Thuế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)