ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Tiền Giang
2.3.1 Yếu tố khách quan
Ngày 15/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 21/2017/QĐ- TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi. Theo đó: Số tiền bảo hiểm tối đa mà một cá nhân có thể nhận được cho tất cả các khoản tiền gửi khi các ngân hàng thương mại phá sản là 75.000.000 đồng, hạn mức chi trả này đã bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi. Quyết định này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng tiền gửi tiết kiệm của Agribank Tiền Giang, gây tâm lý bất an cho khách hàng và một số khách hàng đến ngân hàng rút bớt một phần tiền tiết kiệmchuyển sang gửi ở ngân hàng khác để chia nhỏ rủi ro.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu Agribank, ngày 30/5/2016, ALCII đã đệ đơn lên tòa án xin tuyên bố phá sản. Ngày 31/7/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 1009/2018/QĐ-TBPS tuyên bố phá sản đối với ALCII. Ngày 12/10/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 2004/QĐ-NHNN thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của ALCII.Theo quyết định của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt là đơn vị được giao nhiệm vụ quản tài viên xử lý công nợ liên quan đến ALCII. ALCII là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, có tư cách pháp nhân độc lập; các sai phạm diễn ra trong giai đoạn 2006-2008 đã được phát hiện và xử lý từ nhiều năm trước.Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2018 trên các kênh truyền thông đưa thông tin về vụ việc phá sản của ALCII qua các tiêu đề có chữ “ của AGRIBANK” đã gây hiểu nhằm cho người đọc, do ảnh hưởng bởi tin đồn thất thiệt Agribank phá sản, tại một số chi nhánh, đặc biệt là các khu công nghiệp đã xảy ra hiện tượng công nhân xin nghỉ việc để đến ngân hàng rút tiền. Từ đó làm cho tâm lý của khách hàng lẫn người dân bất an làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang. Tổng vốn huy động nội tệ của toàn tỉnh sụt giảm nghiêm trọng.
2.3.2 Yếu tố chủ quan
Tổng vốn huy động nội tệ của Agribank Tiền Giang trong mấy tháng cuối năm sụt giảm nghiêm trọng, một phần do yếu tố khách quan từ yếu tố xã hội, truyền thông; một phần không nhỏ do yếu tố chủ quan của Ban Điều hành chi nhánh và nhân viên của Agribank Tiền Giang
Ban Điều hành đã chưa giám sát chặt chẽ trong công tác huy động vốn, cụ thể qua việc triển khai thông báo mức lã suất huy động tại điểm giao dịch chưa đủ, thiếu thông tin; chưa triển khai cụ thể đến Giao dịch viên dẫn đến tình trạng Giao dịch viên chưa nắm rõ để tư vấn lãi suất có lợi cho khách hàng.
Do số lượng nhân viên thường xuyên biến động vì chuyển công tác, nghỉ hưu hay nghỉ việc nên ngân hàng bị thiếu nhân viên, phải tuyển nhân viên mới do đó kinh nghiệm chưa nhiều nên thao tác còn chậm để khách hàng chờ lâu.
Agribank Tiền Giang còn hạn chế về lãi suất tiền gửi luôn thấp hơn so với các ngân hàng trên địa bàn, chính sách marketing và chăm sóc khách hàng không chu đáo bằng các NHTM khác. Vì Ngân hàng có lượng khách hàng đông nên nhân viên chỉ tập trung giao dịch mà chưa nhiệt tình trong khâu tư vấn về các kỳ hạn có mức lãi suất cao có lợi cho khách hàng. Khách hàng chưa nắm rõ về lãi suất và các kỳ hạn nên thường gửi ngắn hạn dưới 12 tháng để linh hoạt trong việc rút vốn.
Agribank Tiền Giang chưa đẫy mạnh chính sách Makerting và chính sách chăm sóc cho khách hàng cá nhân. Vào các dịp lễ ngày 14.2; ngày 8.3; ....cán NHTM khác trên địa bàn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng. Họ thường tặng quà cho khách hàng vào các ngày này. Khách hàng cá nhân thường có tâm lí ưa chuộng khuyến mãi khi gửi tiền như nón, bút, áo mưa…Những món quà trên tuy không lớn nhưng tạo sự ghi nhớ của khách hàng về ngân hàng.