2.4.1 Những kết quả đạt được
2.4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Nằm ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Agribank Tiền Giang có lượng khách hàng chủ yếu là nông dân. Tuy nhiên, thói quen giữ tiền mặt của người dân đã dần thay đổi, người dân đã dần quen với việc gửi tiền vào ngân hàng để lĩnh lãi hay phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Do vậy, khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang cũng ngày càng tăng.Với thế mạnh về danh tiếng uy tín, chất lượng dịch vụ tốt Agribank Tiền Giang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực huy động vốn trên địa bàn. Nguồn vốn tăng trưởng ổn định qua các năm. Công tác huy động vốn bám sát tình hình thực tế sử dụng vốn của chi nhánh.
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2016 2017 2018
Vốn huy động 14.339 17.622 19.374
Tốc độ tăng/giảm 22.9% 9.94%
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang[11]
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018
Vốn huy động tại Agribank Tiền Giang luôn tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối qua các năm: năm 2017 so với năm 2016 tăng 3.283 tỷ đồng, tỉ lệ tăng là 22.9%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.752 tỷ đồng, tỉ lệ tăng 9.94%. Đến cuối năm 2018, tình hình huy động vốn của ngân hàng nhìn chung có tăng trưởng, nhưng tăng thấp hơn so với các năm trước, tỉ lệ tăng chỉ khoảng 9.94%, nguyên nhân là do giá cả bất động sản tăng giá, một số thông tin không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, tình hình an ninh trật tự biến động trong 6 tháng cuối năm 2018... nên phần nào đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, Agribank Tiền Giang vẫn là kênh đầu tư sinh lợi an toàn nên nguồn tiền gửi từ dân cư vẫn tăng trưởng ổn định đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng.
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Vốn huy động ĐVT:tỷ đồng
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm2018
Huy động nội tệ 14.070 17.378 18.057
Huy động ngoại tệ 85 50 54
Tổng huy động 14.155 17.428 18.111
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang[11]
Tổng nguồn vốn huy động bao gồm nội tệ và ngoại tệ quy đổi đến 31/12/2017 đạt 17.622 tỷ đồng, tăng 3.283 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22.9% so với 31/12/2016. Trong đó huy động theo cơ chế (loại trừ tiền gửi, tiền vay của các TCTD khác, vốn Ủy thác đầu tư Trung Ương, tiền gửi của KBNN, vốn chuyên dùng và ký quỹ, tiền gửi có kỳ hạn của BHXH) là 17.428 tỷ đồng, tăng 3.273 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23.1% so 31/12/2016, so với kế hoạch năm 2017 tăng 1.473 tỷ đồng, đạt 109.2% kế hoạch quy đổi. Cụ thể:
Nguồn vốn huy động nội tệ đạt 17.378 tỷ đồng, tăng 3.278 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 23.2%, vượt kế hoạch Trụ sở chính giao năm 2017 (15.900 tỷ) 1.478 tỷ đồng, tỷ lệ vượt kế hoạch 9.3%. Tỷ trọng nguồn vốn nội tệ chiếm 99.7% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động ngoại tệ USD đạt 2.207 ngàn USD ( quy đổi VNĐ 49.5 tỷ đồng), giảm 291 ngàn USD so với đầu năm, đạt 88.3% kê hoạch năm 2017. Tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ chiếm 0.3% tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn huy động bao gồm nội tệ và ngoại tệ quy đổi đến 31/12/2018 đạt 19.374 tỷ đồng, tăng 1.752tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9.94% so với 31/12/2017. Trong đó huy động theo cơ chế (loại trừ tiền gửi, tiền vay của các TCTD khác, vốn Ủy thác đầu tư Trung Ương, tiền gửi của KBNN, vốn chuyên
dùng và ký quỹ, tiền gửi có kỳ hạn của BHXH) là 18.111 tỷ đồng, tăng 683tỷ, tỷ lệ tăng 3.91% so 31/12/2017 cụ thể:
Nguồn vốn huy động nội tệ đạt 18.057 tỷ đồng, tăng 679tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 3.9%, Tỷ trọng nguồn vốn nội tệ chiếm 99.7% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động ngoại tệ USD đạt 2.317 ngàn USD ( quy đổi VNĐ 54tỷ đồng), tăng 110 ngàn USD so với đầu năm, Tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ chiếm 0.3% tổng nguồn vốn
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động của tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 TG tiết kiệm 13.385 16.556 17.219 TG thanh toán 916 1.043 1.064
TG trái phiếu agribank 0 0 1.068
Vốn ủy thác đầu tư 38 23 23
Tổng vốn huy động 14.339 17.622 19.374
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)[11]
Trong cơ cấu vốn huy động, nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn chiếm tới 93.34% năm 2016, 93.95% năm 2017 và năm 2018 là 88.87%. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm năm 2018 có giảm so với năm 2017 nguyên nhân là do năm 2018 Agribank có phát hành trái phiếu Agribank năm 2018 nên một phần khách hàng chuyển sang đầu tư trái phiếu Agribank nên nguồn vốn tiết kiệm có giảm.
Bảng 2.5:Cơ cấu vốn huy động theo tính chất nguồn huy động tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016 2017 2018
Tiền gửi dân cư 13.815 17.087 18.828
Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội 483 505 512
Tiền gửi, tiền vay TCTD, TCTC 3 7 11
Vốn ủy thác đầu tư 38 23 23
Tổng cộng 14.339 17.622 19.374
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)[11]
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất nguồn huy động tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chiếm tỷ trọng 3.36% trên tổng nguồn vốn trong năm 2016 , năm 2017 là 2.87% và năm 2018 là 2.64%. 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐVT: tỷ đồng
Nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng đến 96.34% năm 2016, năm 2017 là 96.96% và năm 2018 là 97.18%. Năm 2017 tăng so với năm 2016 số tuyệt đối là 3.272 tỷđồng, tốc độ tăng 23.68%. năm 2018 tăng so với năm 2017 là 1.741 tỷ đồng, tốc độ tăng là 10.19%.
Bảng 2.6:Cơ cấu vốn huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân theo kì hạn tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016 2017 2018
Tiền gửi không kì hạn 388 537 569
Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 8.670 9.594 11.199 Tiền gửi có kỳ hạn >=12 đến < 24 tháng 4.617 6.813 6.925 Tiền gửi có kỳ hạn >=24 tháng 140 143 135 Tổng cộng có kỳ hạn 13.427 16.550 18.259 Tổng cộng 13.815 17.087 18.828
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)[11]
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang từ 2016 đến 2018
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Tiền gửi không kì hạn Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng Tiền gửi có kỳ hạn >=12 đến < 24 tháng Tiền gửi có kỳ hạn >=24 tháng ĐVT: tỷ đồng
Năm 2016, huy động có kì hạn đối với khách hàng cá nhân chiếm 97,2% trong tổng vốn huy động đối với khách hàng cá nhân, năm 2017 tỉ lệ này giảm xuống còn 96.86% đến năm 2018 tỉ lệ này là 97%. Năm 2017 so với 2016 huy động có kì hạn đối với khách hàng cá nhân tăng 3.129 tỉ đồng, tỉ lệ tăng 23.26%, năm 2018 so với 2017 huy động có kì hạn đối với khách hàng cá nhân tăng 1.609 tỉ đồng , tỉ lệ tăng là 9.72%. Như vậy, huy động có kì hạn đối với khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn huy động và luôn tăng, tăng nhiều nhất là kỳ hạn dưới 12 tháng, năm 2017 so với năm 2016 tăng 924 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10.65%, năm 2018 tăng đến 1.605 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16.73%.Ngược lại so với huy động có kì hạn đối với khách hàng cá nhân, huy động không kì hạn đối với khách hàng cá nhân chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 2016, huy động không kì hạn đối với khách hàng cá nhân chiếm 2.8%, năm 2017 tỉ lệ tăng lên3.14% đến năm 2018 thì còn 3%.
Như vậy, huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang chủ yếu là từ tiền gửi có kì hạn của khách hàng cá nhân. Tiền gửi có kì hạn của khách hàng cá nhân luôn tăng dần qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động đối với khách hàng cá nhân.
Agribank Tiền Giang đã hoàn thành các chỉ tiêu về huy động vốn qua các năm, lượng vốn huy động hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra. Chi nhánh đã giải quyết được nợ xấu, thu được nợ bán cho VAMC đồng thời tăng cường công tác cho vay, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn hàng năm có xu hướng giảm tỷ trọng dư nợ trung hạn có xu hướng tăng. Hoạt động sử dụng vốn luôn có lãi, thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập sử dụng vốn và chi phí huy động vốn luôn dương mặc dù chi phí huy động luôn tăng cho thấy được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Tiền gửi huy động từ cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền huy động và có xu hướng tăng, điều này đã đi đúng chủ trương của Agribank Tiền Giang là đánh vào thị trường bán lẻ, đây là nguồn tiền ổn định nên cần tiếp tục được phát huy. Các hình thức khuyến mãi, hậu mãi tuy chưa được phong phú nhưng phần nào đã thu hút sự tham gia của khách hàng. Tác phong giao dịch văn minh lịch sự cũng được đề cao và thường xuyên nhắc nhở như một tiêu chí hoạt động của ngân hàng và cách tiếp cận khách hàng.