9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
1.2.8.1. Nhân tố hủ q an
Uy tín, hình ảnh của Ngân hàng: Hiện nay, trong hệ thống các NHTM, đã
có rất nhiều những Ngân hàng mới ra đời, có thế mạnh về đội ngũ cán bộ trẻ năng động, dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những loại hình dịch vụ mới mẻ, trong đó có dịch vụ thanh toán. Đây là khó khăn lớn đối với những Ngân hàng truyền thống trong quá trình cạnh tranh. Chính vì vậy, uy tín của Ngân hàng chính là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong hoạt động hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng vậy, uy tín, hình ảnh của Ngân hàng chính là cơ sở giúp Ngân hàng có thể tiến hành mở rộng loại hình dịch vụ thanh toán này. Nếu một Ngân hàng thực sự có uy tín và tạo được lòng tin trong mắt khách hàng, Ngân hàng này s có thể thu hút được lượng lớn khách hàng tin tưởng chủ động sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, trở thành những khách hàng truyền thống, gắn bó với Ngân hàng. Ngược lại, nếu một Ngân hàng không đảm bảo về uy tín, chất lượng dịch vụ, khi đó s rất khó để khách hàng có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng. Chính vì vậy, việc tạo lập hình ảnh, củng cố lòng tin trong mắt khách hàng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ thanh toán của mỗi Ngân hàng, nhất là trong nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.
Trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất của Ngân hàng: Khoa học công nghệ chính là nền tảng vững chắc nhất giúp Ngân hàng có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển của các Ngân hàng khác trong và ngoài nước , đồng thời, qua đó giúp Ngân hàng đầu tư vào phát triển hệ thống các sản phẩm, dịch vụ thanh toán nhằm tạo lập lòng tin và thu hút thị hiếu của khách hàng. Có thể nói, trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật chính là thước đo đánh giá về sự phát triển trong hoạt động cũng như trong quá trình cung ứng các dịch vụ của Ngân hàng. Vì vậy, nếu một Ngân hàng có hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại s là điều kiện giúp Ngân hàng có thể phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán. Ngược lại, nếu hệ thống máy móc, thiết bị của Ngân hàng lỗi thời, lạc hậu và không được chú trọng đầu tư thì hoạt động của Ngân hàng khó có thể hiệu quả và đạt được lợi nhuận cao trong quá trình kinh doanh. Bởi nếu không đảm bảo về điều kiện trang thiết bị, khoa học công nghệ thì Ngân hàng đã thiếu đi điều kiện để thực hiện giao dịch thanh toán, cũng như đánh mất đi cơ hội để phát triển dịch vụ thanh toán không dung tiền mặt.
Trình độ nguồn nhân lực: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng là một loại
hình dịch vụ thanh toán mới phát triển gần đây ở nước ta; hơn nữa, loại hình dịch vụ này sử dụng chủ yếu những công nghệ kỹ thuật hiện đại, vì vậy, để mở rộng phát triển dịch vụ thanh toán rất cần nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đồng thời, cán bộ nhân viên ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu của khách hàng nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động hoạt động thanh toán qua ngân hàng của Ngân hàng để có những giải pháp kịp thời nhằm hoàn thiện hơn nữa loại hình thanh toán này. Vì vậy, nếu Ngân hàng có thể huy động, thu hút được nguồn lao động trẻ, năng động, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán s tạo điều kiện để Ngân hàng thực hiện và phát triển dịch vụ thanh toán.
Chính sách Marketing của Ngân hàng: Với vai trò là một công cụ quan
trọng của các nhà kinh tế nhằm đánh vào hộp đen ý thức của khách hàng, chủ động xây dựng, tạo lập nhu cầu, mong muốn cho khách hàng, Marketing đã trở thành khâu then chốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng, là sợi dây kết nối giữa khách hàng với Ngân hàng. Thông qua hoạt động Marketing, Ngân hàng có thể quảng bá,
giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thanh toán của mình, cũng nhờ vào Marketing, Ngân hàng có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi, giảm phí dịch vụ, tặng các sản phẩm quà tặng đi kèm…nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng - đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách Marketing. Nếu công tác Marketing của Ngân hàng không được sử dụng có hiệu quả, Ngân hàng luôn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, khi đó, mọi sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng s không được khách hàng biết đến và sử dụng. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, các NHTM cần chú trọng quan tâm hoàn thiện công tác Marketing ngân hàng.
Thủ tục hành chính: Sự rắc rối, chồng chéo và thiếu đồng bộ trong các thủ
tục hành chính chính đã trở thành rào cản trong mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng. Một khách hàng có thể tin tưởng và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, nhưng nếu thủ tục hành chính quá rườm rà và rắc rối, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của khách hàng, như vậy s rất khó để khách hàng tiếp tục tin dùng và mong muốn đến với Ngân hàng. Chính vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến dịch vụ thanh toán chính là tạo cơ hội phát triển cho bản thân mỗi Ngân hàng.
Thời gian và chi phí thanh toán: Tuy rằng, chất lượng dịch vụ thanh toán
luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, thói quen vẫn luôn khiến khách hàng có sự so sánh giữa giá cả hàng hóa, dịch vụ giữa các Ngân hàng. Mặc dù, nếu một Ngân hàng có sự phát triển vượt bậc về chất lượng sản phẩm vẫn có thể thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết các ngân hàng có chất lượng thanh toán khá đồng đều, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng rất dễ bắt chước, vì vậy, yêu cầu đặt ra với mỗi Ngân hàng về chính sách giá cả và thời gian thanh toán phải được xây dựng một cách hợp lý nhất, Ngân hàng phải giải quyết được vấn đề: làm thế nào để có thể hợp lý hóa chính sách giá cả, giảm thiểu tối đa thời gian thanh toán mà vẫn có thể gia tăng thu nhập, mở rộng và phát triển được mạng lưới hoạt động thanh toán qua ngân hàng.
Nguồn kinh phí đầu tư: Nếu nói khoa học công nghệ là nền tảng vững chắc
để Ngân hàng tiến hành phát triển phát triển dịch vụ thanh toán , thì nguồn vốn lại chính là điều kiện để tiến hành đầu tư mua sắm công nghệ, trang thiết bị phục vụ
hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt đối với loại hình thanh toán qua thẻ ATM, nguồn vốn chính là yêu cầu quan trọng liên quan đến chi phí lắp đặt cây ATM, mở rộng mạng lưới cây rút tiền. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư luôn là yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, Ngân hàng s không thể đáp ứng được những đòi hỏi trong việc đầu tư về thiết bị, nguồn lực để phục vụ cho công tác thanh toán.
1.2.8.2. Nhân tố khá h q an
Các điều kiện xã hội
ột là, thói q en sử d n tiền mặt ủa dân hún : Nếu xã hội, người dân vẫn còn giữ thói quen tiêu dùng tiền mặt thì việc phát triển dịch vụ thanh toán, đưa hoạt động thanh toán qua ngân hàng vào sử dụng phổ biến trong dân chúng là một điều vô cùng khó khăn. Chính vì vậy mà thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân chính là rào cản sự phát triển, phát triển dịch vụ thanh toán .
Hai là, thói q en iao dị h q a N ân hàn : Thói quen giao dịch qua Ngân hàng chính là điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp xúc với những loại hình dịch vụ mới của Ngân hàng và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng hơn. Hơn nữa, nếu khách hàng thường xuyên giao dịch qua Ngân hàng s dần trở thành khách hàng truyền thống, có quan hệ gắn bó với Ngân hàng, s tin tưởng và sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng.
Ba là, trình độ dân trí: Trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để hoạt động hoạt
động thanh toán qua ngân hàng có thể tồn tại được hay không. Dịch vụ thanh toán này chỉ có thể tồn tại và phát triển khi người dân có đủ trình độ để hiểu biết hết được tầm quan trọng cũng như vai trò của nó. Ngược lại, nếu trình độ của người dân không cao, nhận thức của người về tầm quan trọng của dịch vụ thanh toán còn hạn chế, như vậy, dù hoạt động dịch vụ này có được các Ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển, song, rất khó để dân chúng tiếp nhận và sử dụng.
Điều kiện kinh tế
ột là, sự ổn định kinh tế, hính trị: Sự ổn định của nền kinh tế, chính trị gắn liền với sự ổn định trong đời sống dân cư, sự gia tăng trong thu nhập của người dân. Thu nhập của dân chúng càng cao, nhu cầu mua sắm, thanh toán càng lớn. Vì vậy, để thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt tiện nghi, người tiêu dùng lựa chọn thanh
toán qua Ngân hàng, vừa có thể tiết kiệm được thời gian, công sức, lại vừa bắt kịp được tác phong tiêu dùng hiện đại.
Hai là, sự ổn định ủa tiền tệ: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng càng phát triển chứng tỏ lượng tiền mặt được dân chúng sử dụng để thanh toán càng nhỏ, giảm bớt được lượng tiền mặt trong lưu thông - đây chính là điều kiện để UBND huyện Đức Huệ cùng với Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hạn chế tình trạng lạm phát có thể xảy ra.
Môi trường pháp lý
Hành lang pháp lý chính là công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong giới hạn cho phép của pháp luật. Vì vậy, việc Nhà nước sử dụng công cụ này như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích, cũng như mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Đối với mối quan hệ thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng giữa khách hàng với Ngân hàng cũng chịu những tác động không nhỏ từ môi trường pháp lý, từ những chính sách pháp luật được đưa ra.
Nếu một môi trường pháp lý thực sự chặt ch , nhất quán trong chính sách pháp luật s tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến hoạt động hoạt động thanh toán qua ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ngược lại, sự thiếu đồng bộ, thiếu liên kết và tính nhất quán, thậm chí là sự chồng chéo giữa các quy định, chính sách chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là hoạt động thanh toán qua ngân hàng - một loại hình thanh toán chưa thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh
Khi hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, đi kèm với đó là sự cạnh tranh gắt gắt giữa các Ngân hàng nhằm tìm kiếm thị trường sử dụng dịch vụ thanh toán của mình, đồng thời có thể thu hút và tìm kiếm những khách hàng mới, những thị trường kinh doanh mới. Càng cạnh tranh, Ngân hàng lại càng coi trọng chính sách đầu tư về nhân lực và vật lực, cán bộ ngày càng có trình độ cao, công nghệ máy móc tiên tiến ngày càng được đưa vào sử dụng phổ biến, qua đó không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.
KẾT L ẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã đã trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến: (i) Ngân hàng thương mại; (ii) Các hoạt động thanh toán qua ngân hàng thương mại; (iii) Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển các hoạt động thanh toán qua ngân hàng thương mại; và (iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các hoạt động thanh toán qua ngân hàng thương mại.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động thanh toán qua ngân hàng càng phát triển, vì vậy, việc phát triển các hoạt động thanh toán qua ngân hàng thương mại là điều kiện rất cần thiết để có thể giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới, qua đó tăng thu nhập cho ngân hàng nhất là trong môi trường cạnh tranh phức tạp như hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TO N A NG N HÀNG TẠI NG N HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PH T TRI N NÔNG THÔN VIỆT NAM H ỆN Đ C H Ệ, T NH LONG AN