Mối liên hệ của dạy học khám phá với PPDH tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chương dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân đại số và giải tích 11 theo cách tiếp cận khám phá (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Mối liên hệ của dạy học khám phá với PPDH tích cực

Một trong những PPDH tích cực đảm bảo được những ưu điểm trên là phương pháp DHKP.Đặc điểm của phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức nhằm phát huy năng lực tư duy, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của HS nhằm tìm ra tri thức mới một cách chủ động.

Trong quá trình giảng dạy, người GV phải biết vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt tuỳ theo nội dung từng phần, từng chương, từng bài do đĩ việc vận dụng phương pháp DHKP khơng phải là triệt để.Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào nội dung từng mục, từng chương, từng bài nhưng mỗi phương pháp cĩ ưu điểm và khuyết điểm riêng của nĩ.

Các PPDH tích cực chủ yếu tập trung vào các hoạt động của HS, HS chủ động và tích cực trong việc lĩnh hội tri thức của mình. Để thấy rõ hơn các mặt mạnh và các mặt hạn chế của các PPDH tích cực chúng ta sẽ liên hệ giữa DHKP và một số các PPDH tích cực khác về một số tiêu chí như:

Về hình thức tổ chức hoạt động: Đa số các PPDH tích cực đều được tổ

chức theo nhĩm. Trong đĩ PPDH hợp tác và dạy học theo dự án thì mỗi thành viên trong nhĩm được phân cơng nhiệm vụ khác nhau nhưng cĩ liên quan phụ thuộc lẫn nhau để đạt được mục tiêu cả nhĩm. Cịn đối với DHKP, các thành viên trong nhĩm thảo luận chung cùng một vấn đề để tìm ra cách giải quyết cho vấn đề đĩ.

Về nội dung hoạt động: PPDH dự án và hợp tác thì HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả và sản phẩm. Cịn với cách dạy phát hiện và giải quyết vấn đề thì DHKP chủ yếu là GV đưa ra một tình huống cĩ vấn đề và tạo cho HS cĩ nhu cầu giải quyết vấn đề để khám phá ra

22

kiến thức mới. Tình huống nêu ra trong PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề cĩ nội dung rộng hơn với vấn đề nêu ra trong DHKP. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, HS giải quyết được tình huống bằng việc trả lời các câu hỏi, cịn DHKP HS phải được hoạt động như vẽ hình, quan sát để điền vào phiếu và khám phá ra được kiến thức mới thơng qua các hoạt động đĩ.

Về hình thành năng lực cho HS: DHKPhình thành năng lực giải quyết vấn đề

và tự học cho HS nhưng chưa hồn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoa học như trong cấu trúc DH giải quyết vấn đề và các PPDH tích cực khác.

Về khả năng vận dụng: Vì vấn đề học tập của DHKP là các vấn đề nhỏ

nên cĩ nhiều khả năng vận dụng vào nội dung các bài giảng. Với DHKP GV và HS cĩ thể phối hợp một cách nhịp nhàng thơng qua các câu hỏi mang tính chất gợi mở để khám phá ra kiến thức mới. Trong khi đĩ các PPDH tích cực khác thường áp dụng vào một số bài cĩ nội dung là một vấn đề lớn, cĩ mối liên hệ logic với nội dung nên mất rất nhiều thời gian cho tổ chức hoạt động theo nhĩm nên khả năng vận dụng vào các bài giảng cĩ phần hạn chế hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chương dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân đại số và giải tích 11 theo cách tiếp cận khám phá (Trang 29 - 30)