So sánh thực trạng thể lực chung SV nă mI (khóa 2013) trường ĐH Đồng Tháp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn karatedo ngoại khóa cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 102 - 114)

V. Phương pháp kiểm tra đánh giá

4.3.1. So sánh thực trạng thể lực chung SV nă mI (khóa 2013) trường ĐH Đồng Tháp vớ

Tháp với SV Năm II (khóa 2011) trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

- Qua kết quả thu được ở chương III ta thấy nhịp tăng trưởng TLC của cả 2 nhóm Nam đều có sự gia tăng đáng kể. Ta thấy nhịp tăng trưởng của SV trường ĐH Đồng Tháp có sự chênh lệch hơn SV trường ĐH Y Dược Cần Thơ 5/6 Test cụ thể: Chạy 30m xuất phát cao (s) là 4.30%; Chạy con thoi 4x10m (s) là 1.70%; Chạy tùy sức 5 phút (m)1.03%; Lực bóp tay thuận (kg) 1.60%; Nằm ngửa gập bụng trong 30s (l) 1.85%. Riêng đối với Test Bật xa tại chỗ (cm) của SV trường ĐH Y Dược Cần Thơ cao hơn SV trường ĐH Đồng Tháp là 1.24%.

- Qua kết quả thu được ở chương III ta thấy nhịp tăng trưởng TLC của cả 2 nhóm Nữ đều có sự gia tăng.Ta thấy nhịp tăng trưởng của SV trường ĐH Đồng Tháp có sự chênh lệch hơn SV trường ĐH Y Dược Cần Thơ 4/6 Test cụ thể: Chạy 30m xuất phát cao (s) là 2.67%; Chạy con thoi 4x10m (s) là 1.28%; Chạy tùy sức 5 phút (m) là 2.64%; Nằm ngửa gập bụng trong 30s (l) 3.82%. Ta thấy nhịp tăng trưởng của SV ĐH Y Dược Cần Thơ có sự chênh lệch hơn SV trường ĐH Đồng Tháp 2/6 Test cụ thể: Bật xa tại chỗ (cm) 1.47%; Lực bóp tay thuận (kg) là 5.15%

Lí giải cho kết quả này trước tiên có thể do tính đặt thù của từng môn thể thao bởi vì việc lựa chọn học ngoại khóa theo môn thể thao yêu thích phù hợp với các tố chất thể lực của SV, phần lớn có thể do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, điều kiện sống, đặc điểm tâm sinh lý, giới tính,…ảnh hưỡng đến sự phát triển thể chất.

4.3.2. So sánh thực trạng thể lực chung SV năm I ( khóa 2013) trường ĐH Đồng

Tháp với mức trung bình của người Việt Nam ở lứa tuổi 19.

- Qua kết quả giá trị trung bình các Test đánh giá thể lực chung môn Karatedo ngoại khóa của nam nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ở chương III so sánh với mức trung bình của người Việt Nam ở lứa tuổi 19 như sau:

+ Lực bóp tay thuận (kg) 47,58kg đạt loại tốt

+ Nằm ngửa gập bụng (l) 25,12 lần đạt loại tốt

+ Bật xa tại chỗ (cm) 240,28 cm đạt loại tốt

+ Chạy 30m xuất phát cao (s) 4,45 giây đạt loại tốt + Chạy con thoi 4x10m (s) 10,31 giây đạt loại tốt + Chạy tùy sức 5 phút (m) 1158 mét đạt loại tốt

Kết quả trên cho thấy giá trị trung bình các test đánh giá TLC môn Karatedo ngoại khóa của nam nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đều đạt loại tốt 6/6 Test theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho thấy tính hiệu khả thi của đề tài.

- Qua kết quả giá trị trung bình các Test đánh giá thể lực chung môn Karatedo ngoại khóa của Nữ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ở chương III so sánh với mức trung bình của người Việt Nam ở lứa tuổi 19 như sau:

+ Nằm ngửa gập bụng (l) 20,58 lần đạt loại tốt

+ Bật xa tại chỗ (cm) 178,72 cm đạt loại tốt

+ Chạy 30m xuất phát cao (s) 5,35 giây đạt loại tốt + Chạy con thoi 4x10m (s) 12,33 giây xếp loại đạt + Chạy tùy sức 5 phút (m) 938 mét xếp loại đạt

Kết quả trên cho thấy giá trị trung bình các test đánh giá TLC môn Karatedo ngoại khóa của Nữ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đạt loại tốt 4/6 Test, xếp loại đạt 2/6 Test theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho thấy tính hiệu khả thi của đề tài.

4.3.3. So sánh thực trạng thể lực chuyên môn SV nam năm I ( khóa 2013)

trường ĐH Đồng Tháp với của nhóm sinh viên nam trường đại học Thủ Dầu Một Bình Dương.

Qua kết quả thu được ta thấy nhịp tăng trưởng của SV trường ĐH Đồng Tháp có sự chênh lệch hơn SV trường ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương 8/8 Test cụ thể:Đấm tay sau 10(s) cao hơn 5,7%; Nắm chung đấm 15(s) 11%; Đá 2 đích đối diện 15(s) 9%;

Đá vòng + đấm nghịch 30(s)18,13%; Đánh 2 đích đối diện 15(s) 7,96%; Đá thẳng 10(s) 7,23%; Đá vòng 10(s) 5,35%; Di chuyển + đấm 2 đích 30(s) 3,89%.

So sánh kết quả thu được nhóm nữ ta thấy SV trường ĐH Đồng Tháp có sự chênh lệch hơn SV trường ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương 7/8 Test đều cao hơn cụ thể: Đấm tay sau 10(s) 10,28%; Nắm chung đấm 15(s) 5,53%; Đá 2 đích đối diện 14,80%;

Đá vòng + đấm nghịch 30(s) 11,39%; Đánh 2 đích đối diện 15s 9,09%; Đá thẳng 10(s) 4,15%;; Di chuyển + đấm 2 đích 30(s) 8,80%. Riêng với test Đá vòng 10(s) thấp hơn 3,87%.

Ta thấy nhịp tăng trưởng của cả 2 nhóm đều tăng nhưng nhóm SV trường ĐH Đồng Tháp tăng cao hơn so với nhóm SV trường ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương. Đồng nghĩa với việc thể lực chuyên môn của SV trường ĐH Đồng Tháp phát triển hơn so với nhóm SV trường ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương

4.4. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình giảng dạy môn Karatedo ngoại

khóa tại trường đại học Đồng Tháp

Bàn luận trên cho thấy tính hiệu quả của chương trình giảng dạy môn võ Karatedo được thể hiện thông qua nhịp tăng trưởng và giá trị trung bình các chỉ số thể lực chung của sinh viên được áp dụng nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng, SV Năm II (khóa 2011) trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nam tuổi 19 mang tính khả thi, điều này khẳng định rằng việc tổ chức thực nghiệm là hết sức chặt chẽ, hệ thống, khoa học. Điều đó thể hiện tính chất hiệu quả và phù hợp của chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ ngoại khóa cho SV tại trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu đề tài, có thể đi đến các kết luận chính sau:

1. Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa GDTC của sinh viên trường ĐH Đồng Tháp:

Đề tài đã xác định được 18 tiêu chí đánh giá thực trạng công tác ngoại khóa GDTC tại trường ĐH Đồng Tháp được cấu trúc trong 5 mặt:

- Đội ngủ giảng viên

- Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo hoạt động nội – ngoại khóa.

- Chương trình và nội dung giảng dạy ngoại khóa GDTC của nhà trường

- Đánh Giá thực trạng thể chất của SV trường ĐH Đồng Tháp (theo quyết định 53 của Bộ GD – ĐT)

- Nhu cầu của SV trong việc lựa chọn môn thể thao ngoại khóa

Bên cạnh đó đề tài cũng xác định được các test đánh giá thể lực chuyên môn ngoại khóa Karatedo. Kết quả trên cho thấy tính hiệu quả của chương trình giảng dạy môn võ Karatedo được thể hiện thông qua nhịp tăng trưởng và giá trị trung bình các chỉ số thể lực chung của sinh viên được áp dụng nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng, SV Năm II (khóa 2011) trường ĐH Y Dược Cần Thơ, trường ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương, tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nam tuổi 19 mang tính khả thi,

điều này khẳng định rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường đang từng bước phất triển.

2. Xây dựng và ứng dụng chương trình giảng dạy môn Karatedo ngoại

khóa

Đã xây dựng được chương trình Karatedo ngoại khóa cho SV trường ĐH Đồng Tháp bao gồm lý thuyết và thực hành một cách chặt chẻ, phù hợp với điều kiện hiện có của trường và hứng thú tập luyện môn thể thao mà mình ưa thích của đông đảo sinh viên, thể hiện sự tích cực và ảnh hưỡng của chương trình đến hoạt động ngoại khóa tại trường ĐH Đồng Tháp.

3. Hiệu quả ứng dụng chương trình giảng dạy môn Karatedo ngoại khóa tại trường ĐH Đồng Tháp.

Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm thực nghiệm phát triển hơn nhóm đối chứng qua các test đánh giá thể lực chung và chuyên môn có ý nghĩa thống kê, đã khẳn định tính ưu việt và hiệu quả của chương trình ngoại khóa Karatedo trông việc cải thiện thể chất cho SV trường ĐH Đồng Tháp. Điều này chứng tỏ phù hợp với mục tiêu của nhà trường đáp ứng nhu cầu SV về hoạt động ngoại khóa, phản ánh qua các test kiểm tra:

+ Thể lực chung:

Test lực bóp tay thuận (kg): Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 5.53%, nhóm nam SV đối chứng tăng W =2.73 %; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 1.67%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 0.44%.

- Test nằm ngửa gập bụng (lần/30giây): Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 6.86%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 5.31%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 7.98%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 1.65%.

- Test bật xa tại chỗ (cm): Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 3.02%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 1.03%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 1.20%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 0.73%.

- Test chạy 30m xuất phát cao (giây): Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 7.16%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 5.42%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 3.86%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 2.74%.

- Test chạy con thoi 4x10m (giây): Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 4.07%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 1.74%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 3.64%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 2.70%.

- Test chạy tùy sức 5 phút (m): Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 3.67%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 1.84%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 6.07%, nhóm nữSV đối chứng tăng W = 2.83%.

+ Thể lực chuyên môn:

- Đấm tay sau 10s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 24.99%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 11.55%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 26.89%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 18.63%.

- Nắm chung đấm 15s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 21.06%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 19.92%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 22.11%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 14.40%.

- Đánh 2 đích đối diện 15s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 25.36%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 17.76%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 29.99%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 11.01%.

- Đá thẳng 10s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 44.99%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 28.58%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 32.14%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 27.90%.

- Đá vòng 10s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 41.56%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 39.18%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 44.80%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 34.24%.

- Đá 2 đích đối diện 15s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 41.42%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 35.65%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 34.92%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 26.47%.

- Đá vòng + đấm nghịch 30s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 18.85%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 9.80%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 19.85%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 17,75%.

- Di chuyển + đấm 2 đích 30s: Nhóm nam SV thực nghiệm tăng W = 20.54%, nhóm nam SV đối chứng tăng W = 5.49%; Nhóm nữ SV thực nghiệm tăng W = 20.73%, nhóm nữ SV đối chứng tăng W = 17.48%.

B. Kiến nghị:

giáo dục thể chất ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Cao lãnh, có kế hoạch ứng dụng kết quả này vào công tác giáo dục thể chất.

2. Đề nghị Bộ môn GDTC ứng dụng môn Karatedo vào chương trình hoạt động ngoại khóa dành riêng cho sv chuyên nghành GDTC khoa SP TDTT trường ĐH Đồng Tháp.

3. Đề nghị các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục và các giáo viên cần quan tâm hơn đến công tác GDTC tại trường ĐH Đồng Tháp, Ban Giám Hiệu nhà trường tăng cường thêm đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại khóa để đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Ái, chương trình huấn luyện Karatedo Tp Hồ Chí Minh.

2. Amôxốp, M.N (1981), “Những suy nghĩ về sức khỏe”, NXB TDTT, Hà Nội.

3. Nguyễn Kỳ Anh – Nguyễn Đức Thu, những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học. Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT. NXB TDTT Hà Nội, 1994.

4. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Định hướng cải tiến công tác GDTC và y tế trong trường phổ thông đến năm 2000”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe, thể chất trong trường học các cấp, NXB TDTT, Hà Nội.

5. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, chương trình cải tiến nâng cao chất lượng GDTC và sức khỏe, phát triển bồi dưỡng tài năng thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995- 2000 và đến 2025 tháng 01 năm 1995.

6. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, phân phối chương trình giảng dạy GDTC.

7. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên, năm 2008.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), “Văn bản chỉ đạo chỉ thị thực hiện 36CP”.

9. Lê Thiết Can : “Giáo trình giảng dạy Xã hội học – Điều tra Xã hội học TDTT (Tài liệu giảng dạy ĐH chuyên ngành TDTT năm 2005).

10. Dương Nghiệp Chí (1991), “Đo lường thể thao”, NXB TDTT Hà Nội. 11. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 của ban Bí thư Trung ương Đảng về

công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới.

12. Chỉ thị số 106 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 02 tháng 10 năm 1958.

13. Chỉ thị số 112 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 13 tháng 01 năm 1960.

14. Chỉ thị số 122 – CT/TW của hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT, Hà Nội ngày 09 tháng 05 năm 1989

15. Chỉ thị số 133- CT/TW Thủ tướng chính phủ, về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, Hà Nội ngày 07 tháng 03 năm 1996.

16. Chỉ thị số 227- CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 1995.

17. Chỉ thị số 36 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 24 tháng 03 năm 1994.

18. Chỉ thị số 40- CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 15 tháng 06 năm 2004.

19. Dương Nghiệp Chí, điều tra đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi. Viện khoa học TDTT, Hà Nội 2002.

20. Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị Quốc gia.

21. Huỳnh Thị Phương Duyên, Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tự chọn tại trường Trung học dân lập Công Nghệ Thông Tin Sài Gòn, năm 2009.

22. Trần Vũ Hiếu Hạnh, Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Judo cho học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai TP. Hồ Chí Minh, năm 2007.

23. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), “Sinh lý thể dục thể thao”, NXB TDTT, Hà Nội.

25. Nguyễn Tuấn Hiếu, giáo trình giảng dạy môn võ Karatedo . NXB TDTT Hà Nội.

26. Trịnh Trung Hiếu, phương pháp giảng dạy TDTT trong nhà trường NXB TDTT 1997.

27. Nguyễn Phụng Hoàng, Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT 1995

28. Nguyễn Phụng Hoàng, Thống kê xác suất trong nghiên cứu giáo dục và khoa học xã hội, NXB Giáo dục 1997.

29. Vũ Đình Hợp, nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng đá 5 người tại Đà Nẳng, năm 2008

30. Trần Cảnh Huề, Trịnh Hùng Thanh (1992), “Sinh hóa học”, tài liệu giảng dạy của trường Đại học TDTT2, TPHCM.

31. Nguyễn Văn Hưng, nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nữ sinh trường THPT Phước Long – Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh, năm 2006.

32. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000), “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21”, NXB TDTT Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Lê, Phương pháp luận NCKH, NXB trẻ 1995.

34. Luật giáo dục (1998), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

35. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1998.

36. Luật Thể dục Thể thao, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn karatedo ngoại khóa cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)