Sức khỏe của con người là vốn quý nhất, nên việc chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung, của ngành TDTT nói riêng. Đó chính là mục tiêu cơ bản quan trọng nhất của giáo dục thể thao nước ta. Những năm qua, Đảng và Chính phủ rất chú trọng tới việc phát triển thể chất cho học sinh – sinh viên. Các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã ghi rõ công tác GDTC cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và đào tạo con người toàn diện.
Chính vì vậy, lĩnh vực GDTC trong trường học các cấp ở Việt Nam đang thu hút được sự chú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các nghiên cứu, các nhà giáo dục. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về thể chất của học sinh – sinh viên đã công bố.
Tác giả Đinh Trọng Kỷ, 1973 với đề tài: “Nghiên cứu về hình thái cơ thể”, tác giả Lượng Bích Hồng, 1980 với đề tài: “Đánh giá tình hình thể lực của học sinh”, tác giả Nguyễn Văn Quảng với đề tài: “Thực trạng phát triển thể chất của thí sinh dự thi Đại học TDTT trong những năm gần đây”, tác giả Lưu Quang Hiệp với đề tài: “Đặc điểm hình thái chức năng trình độ thể lực của học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, các tác giả Phạm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Mai, Ngô Lan Phương với đề tài:
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với một số chỉ tiêu hình thái và chức năng cơ thể nam sinh viên Đại học TDTT”
Nghiên cứu nhằm xây dựng chương trình, hoàn thiện nội dung và phương pháp GDTC cho các đối tượng học sinh như công trình của các tác giả Trần Đồng Lăm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyên, 1978 – 1985 với đề tài: “Chương trình giảng dạy thể dục”, tác giả Ngũ Duy Anh với đề tài: “Thực trạng và định hướng công tác GDTC trong nhà trường phổ thông dân tộc nội trú”.
Chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng của Vũ Đức Thu cùng cộng sự; tác giả Vũ Đức Thu – Nguyễn Kỳ Anh với đề tài: “Những biện pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học”, tác giả Nguyễn Trọng Hải, 1997 với các đề tài: “Định hướng nghiên cứu cải tiến công tác GDTC trong hệ thống các trường dạy nghề năm 2000” và “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định nội dung GDTC cho học sinh các trường dạy nghề năm 2000” và “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định nội dung GDTC cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Lực, 1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bơi lội khoa sư phạm Thể dục Thể thao Đại học Thái Nguyên, tác giả Hoàng Văn Hưng, 1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC và chỉ tiêu phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên nhóm sức khỏe yếu trong các trường Đại học Nông Nghiệp”, tác giả Phạm Thị Nghị, 1999 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC cho sinh viên Đại học nhóm sức khỏe yếu”
Với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng GDTC sinh viên Đại học Bách Khoa – Hà Nội” tác giả Nghiêm Xuân Thúc, trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội, đã kết luận: Thành tích kiểm tra các nội dung riêng (các chỉ tiêu thể lực riêng) có chiều hướng giảm từ giai đoạn 1 (năm thứ 1 và năm thứ 2) đến giai đoạn 2 (các năm sau). Riêng về phần tổ chức tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao phân thành 2 dạng trường. Nếu học sinh – sinh viên, người tham gia tập luyện phát triển thể chất không tự giác say mê tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa do trường lớp, tổ chức; không tự mình tập luyện thêm để khắc phục các mặt còn hạn chế về thể chất theo đặc điểm của bản thân, không ý thực tự giác nâng dần yêu cầu lượng vận động trong buổi tập thì không thể phát triển nâng cao thể chất cho bản thân được.
Để nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, ngoài việc cải tiến xây dựng nội dung chương trình GDTC đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là nội dung nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và những kỹ năng tập luyện cơ bản các môn thể thao yêu thích. Các chương trình nghiên cứu nâng cao chất lượng thể chất cho sinh viên được thực hiện bằng các chương trình nghiên cứu về GDTC còn quá ít chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển con người toàn diện của Đảng và Nhà nước ta mong muốn. Chính vì lẽ đó chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài theo hướng xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ học ngoại khóa trường ĐH Đồng Tháp.
Tóm lại, khi nghiên cứu, chúng tôi tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau nói trên, chúng tôi bước đầu xác định được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài và dựa trên kết quả nghiên cứu của các nguồn tài liệu đó, chúng tôi đã lựa chọn và xác định xây dựng xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo ngoại khóa góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC tại trường. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở những phần sau của luận văn.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU