Như một số môn thể thao khác, buổi tập môn võ karatedo bao gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần cơ bản, phần kết thúc
Phần mở đầu: chiếm từ 20-25% tổng thời gian buổi học
Nhiệm vụ của phần mở đầu: giảng viên cho ổn định tổ chức lớp, tạo trạng thái tâm lý tích cực để sinh viên tự giác và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ buổi tập. Sau đó, giảng viên giới thiệu ngắn gọn về nội dung mục đích và yêu cầu của buổi tập.
Nội dung của khởi động: mục đích các bài tập nhằm đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động để chuẩn bị cho các hoạt động chính tiếp theo.
+ Các bài tập khởi động chung: gồm các động tác làm nóng cơ, khớp, động tác căng cơ, ép dẻo cơ bản…
+ Các bài tập khởi động chuyên môn: gồm các động tác hất chân (trước, ngang, sau…) các động tác chạy, nhảy và các động tác bổ trợ kỹ thuật…
Phần cơ bản: chiếm từ 65-70% tổng thời gian buổi học
Nhiệm vụ của phần cơ bản: các bài tập chuyên môn có tác động đến các chức năng chức phận của cơ thể một cách toàn diện (hoặc từng bội phận theo ý đồ người dạy). Biết vận dụng tốt khả năng chuyển tiếp giữa các động tác vận động. phát triển các tố chất thể lực. Các nhóm cơ lớn tham gia vận động phải luôn thay đổi phù hợp, đảm bảo các chu kỳ lặp lại có hiệu quả.
Nội dung chính của phần cơ bản: bao gồm tổ hợp động tác của các bộ phận cơ thể phối hợp với nhau vận động. Yêu cầu về kỹ thuật phải được giảng viên xác định rõ ràng, hướng dẫn sinh viên một cách chi tiết cụ thể.
Các nội dung học thường được sắp xếp theo hình thức sau: các động tác mới, kỹ thuật phức tạp vào đầu phần cơ bản, tiếp tục củng cố hoặc hoàn thiện động tác vào giữa hay cuối phần cơ bản. Sắp xếp tuần tự động tác theo các nhóm bộ phận cần phát triển như: các động tác tay (đòn đấm, gạt, đỡ…), các động tác chân (tấn, các đòn đá, di chuyển…), phối hợp toàn cơ thể (các bài quyền, đối luyện…).
Phần kết thúc: chiếm từ 5-10% tổng thời gian buổi học
Nhiệm vụ: đây là phần cuối cùng của buổi tập tổng kết các kỹ, chiến thuật và những kiến thức đó học trong phần trước đồng thời nhận xét đánh giá chung kết quả của buổi tập.
Nội dung chính của phần kết thúc:
+ Bài tập thả lỏng thư giản nhẹ nhàng giúp sinh viên tăng khả năng hồi phục để trở về trạng thái bình thường.
+ Đánh giá chung về buổi tập (chỉ ra những điểm cần lưu ý về việc tiếp thu kỹ thuật và thái độ luyện tập của sinh viên).
+ Những thông báo nhắc nhở cần thiết (về các thông tin có lien quan khen thưởng, kỷ luật hoặc nội dung của buổi tập để sinh viên tiến hành chuẩn bị…)
- Phát triển các yếu tố vận động và thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.
- Nhằm thí điểm và làm cơ sở để phát triển Vovinam trong các trường ĐH, CĐ trên cả nước, cũng như tạo cho các sinh viên một sân chơi tập luyện môn thể thao mà mình ưa thích. Góp phần làm đa dạng và phong phú các hoạt động TDTT trong nhà trường.
II. Nhiệm vụ
- Việc tập luyện môn Vovinam vào giờ học ngoại khóa ở trường Đại học Đồng Tháp sẽ giúp cho sinh viên có thể nắm bắt những vấn đề cơ bản ban đầu của môn võ Vovinam. Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản nhất thông qua những kỹ thuật cơ bản, hệ thống đối luyện và một số bài quyền và phát triển thể lực.
- Giáo dục đạo đức, hòan thiện nhân cách của sinh viên, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo của chương trình.
- Ngoài ra, sau khi kết thúc chương trình học tập, những sinh viên nào thực sự yêu thích và có năng khiếu với môn võ Vovinam có thể đăng ký thi lên đai (lam đai, hoàng đai) theo chương trình quy định cùa Liên Đoàn và tiếp tục học nâng cấp những đai có trình độ cao hơn ở các câu lạc Vovinam của trường
III. Yêu cầu môn học
Dành cho sinh viên không chuyên ngành GDTC
Tham dự đầy đủ các giờ lên lớp, thảo luận và tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV.
Tập luyện với tinh thần tự giác và tích cực.
Sinh viên phải tích cực nghiên cứu, tham khảo tài liệu, vận dụng các kiến thức vào giờ thực tập giảng dạy, tham gia đầy đủ các buổi học tập và tập giảng.