Đặc điểm môn võ Karatedo hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn karatedo ngoại khóa cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 27 - 33)

Karatedo hiện đại chia làm ba thành phần cơ bản: -Quyền pháp (Kata)

-Đối luyện và thi đấu (Kumite) -Kỹ thuật cơ bản (Kihon)

+Về kỹ thuật:

Karate là một môn có chương trình huấn luyện kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi một phần của bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối và chân đều là một vũ khí sắc bén.

a. Tận dụng sức mạnh tối đa:

Muốn tăng tối đa sức mạnh đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau: -Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co giãn của bắp thịt.

-Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian tác dụng.

-Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (đở và chặt) dùng cách xoay hay xoắn (trong các cú đấm) xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo vận tốc ban đầu.

b.Về tập trung sức manh:

Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chổ. Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ tiếp xúc thì cú đánh tác dụng càng mạnh càng uy lực.

-Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn.

-Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể thì tập trung vận dụng các bắp thịt đồng chiều đỡ, sự dụng hiệu nghiệm sự hợp lực của các sức cho các bắp thịt khác nhau tác dụng.

-Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như bắp thịt ở bụng và ở hông rồi đến tay chân.

-Dùng phản học để ổn định hỗ trợ và tăng sức mạnh đòn thế khi phát ra. c. Về hơi thở:

Điều hòa hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh đòn thế và tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Đối với bộ môn Karate nhiều người quan niệm đó là một môn võ chuyên dùng tay không, với quan niệm này người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ Karate và tất cả các kỹ thuật của bộ môn. Trên cơ thể con người được chia thành 3 vùng rõ nét: vùng cao, giữa và thấp. Các kỹ thuật Karate đều áp dụng cho 3 vùng đó trong đó có đòn chân. Riêng đòn chân Karate cũng phong phú và đa dạng không kém gì đòn tay kể cả trong tư thế nằm.

Được xây dựng trên nền tảng của các nguyên lý khoa học và thực hiện chủ yếu trên đường thẳng bao gồm: Kỹ thuật tấn, kỹ thuật tay, kỹ thuật chân.

*Tấn pháp:

Hachiji dachi: tấn chuẩn bị Misubi daichi: tấn nghiêm Han zenkutsu dachi: tấn trước cao Shiko daichi: tấn vuông Heisoku dachi: tấn chụm khép hai chân Zenkutsu dai chi: tấn trước Kiba daichi: tấn ngang Renoji daichi: tấn L

Kokusu daichi: tấn sau

*Thủ pháp: (TE – waza):trong Karate – Do kỹ thuật tay được xem như là phần chủ yếu, về cả 2 phương diện công và thủ, được chia làm 3 loại: Zuki- waza, Uchi – waza, Uke – waza.

*Kỹ thuật đấm (Zuki – waza)

Age zuki: đấm móc từ dưới lên Kizami zuki: đấm kết hợp hông và vai cùng chiều Gyaku zuki: đấm nghịch Oi zuki: đấm thuận

Jun zuki: đấm thẳng Yoko zuki: đấm ngang

Kagi zuki: đấm móc từ ngoài vào

*Kỹ thuật tấn công bằng tay (Uchi – waza)

Empi: đánh cùi chỏ Tettsui uchi: đánh búa

Ippon nukite: xĩa 1 ngón Uraken uchi: đánh gõ Koken: đánh bằng cổ tay Yohon nukite: xĩa 4 ngón Tanagaokoro: đánh ức lòng bàn tay

*Kỹ thuật đỡ (Uke – waza)

Age uke: đỡ từ dưới lên Nagashi uke: đỡ vuốt bằng lòng bàn tay Gedan barai: đỡ gạt dưới Tsukami uke: đỡ bằng cách tóm, chụp Haisu nagashi uke: đỡ vuốt bằng mu bàn

tay

Kaki wake uke: đỡ song song cạnh ngoài bàn tay

Juji uke: đỡ chữ thập Uchi uke: đỡ từ trong ra Soto uke: đỡ từ ngoài vào

Trong Karate – Do chân cũng như tay, đều rất quan trọng, nó phải được rèn luyện một cách kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, đây là điểm đặc sắc của Karate – Do, bao gồm các kỹ thuật:

Gyakumawashi geri: đá vòng nghịch Mikazaki geri:đá tạt bằng lòng bàn chân Kin geri: đá bằng mu bàn chân Yoko geri kekomi: đá tống ngang Mae geri: đá trước Ushiro mawashi geri: đá xoay sau Mae geri kekomi: đá tống trước Ushiro geri kekomi: đá tống sau Mawashi geri: đá vòng

+Về thể lực:

Muốn có được thành tích cao trong Karatedo thì cần có tố chất thể lực tốt phù hợp vơi yêu cầu của từng nội dung. Đương nhiên trong trường hợp ấy cũng không coi nhẹ các mặt khác như kỹ thuật, chiến thuật, ý chí.

Thông thường người ta phân biệt tố chất thể lực như sau: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.

+Sức mạnh: là một trong những tố chất quan trọng của con người. Nó là năng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ sự nổ lực của cơ bắp. Những hình thức xuất hiện sức mạnh gồm có: sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền.

+Sức mạnh tuyệt đối (sức mạnh max) thành tích của các nội dung trong thi đấu Karatedo ít phụ thuộc vào sức mạnh tuyệt đối. Tuy vậy sức mạnh tuyệt đối vẫn rất cần cho người tập Karatedo để phát triển sức khỏe nói chung.

+Sức mạnh bền (sức bền trong sức mạnh): Phương pháp chính của giáo dục sức mạnh bền là phương pháp lặp lại nhiều lần tới mệt mỏi với những bài tập mang nặng với những trọng lượng khác nhau.

*Sức nhanh: sức nhanh có thể khái quát là khả năng hoạt động với tốc độ cực hạn. Sự biểu hiện của nó dưới 4 hình thức:

-Thời gian tiềm phục của phản ứng động tác -Tốc độ của động tác đơn

-Tần số của động tác -Tốc độ của động tác.

Tốc độ của động tác phức tạp trong thực tiễn thể dục thể thao và Karatedo (động tác trong thi đấu, trong đi quyền). Phân tích cho cùng là sự kết hợp của 4 hình

thức biểu hiện sức nhanh. Khả năng tăng độ nhanh trong hoạt động nào đó phụ thuộc vào trình độ hoàn thiện kỹ thuật (kết quả lực học, không gian, thời gian của động tác). Phải nắm vững kỹ thuật mới thực hiện được động tác nhanh nhưng quá chú trọng đến kỹ thuật mà thực hiện với tốc độ chậm và trung bình thì cũng không có lợi cho sự phát triển sức nhanh sau này. Vì vậy phải giải quyết tốt quan hệ kỹ thuật và phát triển sức nhanh, phải chú trọng cả 2 mặt.

*Sức bền: đối với vận động viên Karatedo sức bền không những cần thiết cho thi đấu mà còn cho việc hoàn thành khối lượng huấn luyện lớn. Sức bền gồm: sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung rất cần thiết cho con người, còn đối với vận động viên Karatedo nó là một thành phần trong phát triển thể lực toàn diện, là kết quả của sự biến đổi tốt ở hệ thống thần kinh trung ương cũng như các hệ thống tim mạch hô hấp. Sức bền chuyên môn cần thiết cho vận động viên Karatedo tùy theo đặc điểm của từng nội dung thi đấu khác nhau. Sức bền chung tích lũy dần dần bằng tất cả các bài tập thể lực quanh năm

*Mềm dẻo: sức mềm dẻo (hay gọi là khả năng linh hoạt của các khớp) rất cần thiết cho vận động viên Karatedo khi hoàn thành các bài tập với các biên độ động tác lớn. Nhờ các bài tập chuyên môn, vận động viên đạt được sự mềm dẻo tốt hơn ở sự đòi hỏi khi thực hiện các động tác trong thi đấu hay đi quyền.

*Độ linh hoạt: độ linh hoạt trong các động tác và biết giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện một cách nhanh, đúng thì cần phải có sức mạnh, sức nhanh, sức bền và phẩm chất ý thức cao. Động tác hoạt động cũng phức tạp, càng phải nhanh chóng xữ trí linh hoạt, có nghĩa là càng phải hoàn thiện hơn sức linh hoạt trong quá trình giảng dạy.

Đối với các môn võ, kỹ thuật bài tập chia làm ba giai đoạn:

+Giai đoạn chuẩn bị có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện động tác ở giai đoạn chủ yếu đó thường là các động tác tạo đà có chiều chuyển động ngược lại chiều chuyển động ở giai đoạn chủ yếu hoặc cùng chiều nhằm tạo gia tốc lớn hơn như đấm tay này thi tay kia thu về cùng lúc tạo đà cho tay đấm mạnh hơn, nhanh hơn.

+Giai đoạn chủ yếu gồm các động tác nhằm trực tiếp giải quyết nhiệm vụ vận động, chúng có vị trí quan trọng nhất trong cấu trúc động tác của bài tập.

+Giai đoạn kết thúc các động tác hoặc buông thả một cách thụ động hoặc chủ động hãm người để dừng đột ngột.

Kỹ thuật Karatedo được xây dựng cơ bản trên nền tảng của những nguyên lý khoa học được dựa trên các công thức chủ yếu sau:

+Động năng: Ec = ½ mv2.

m: khối lượng của phần cơ thể di động v: vận tốc của đòn.

+Áp lực (kg): F/cm2.

Phần tiếp xúc của vũ khí với mục tiêu tỷ lệ nghịch với hiệu quả của đòn.

+Lực xoắn: các đòn thế trong Karatedo được thi triển điều xoay tròn tạo gia tốc, làm lệch phương phản lực và tăng lực, ngoài ra các vấn đề mômen, ngẫu lực, cộng hương đều được áp dụng triệt để trong kỹ thuật.

Đặc tính không gian: các đặc tính không gian của kỹ thuật bài tập gồm tư thế của thân và quỹ đạo chuyển động của các bộ phận thân thể. Quỹ đạo chuyển động là đường đi của một bộ phận (một điểm) nào đó của thân trong không gian. Quỹ đạo được thể hiện bằng hình dạng và phương hướng, biên độ chuyển động. Hình dáng của quỹ đạo có thể thẳng hoặc cong do cấu trúc của các khớp. Nên hầu hết quỹ đạo chuyển động của các bộ phận thân thể đều có dạng đường cong.

Đặc tính thời gian: đặc tính thời gian của bài tập thể hiện thời gian kéo dài vào nhịp độ của động tác. Thời gian kéo dài của các giai đoạn động tác có vai trò quan trọng đối với kỹ thuật bài tập. Nhịp độ động tác trong một bài tập phụ thuộc vào khối lượng hay mômen quán tính của bộ phận cơ thể, đối với môn võ người ta thường sử dụng các bài tập Kihon với nhịp độ khác nhau nhằm phát triển tốc độ và khả năng phân biệt.

Đặc tính không gian – thời gian: được biểu hiện bằng tốc độ chuyển động. Đó là độ nhanh của sự chuyển dịch vị trí trong không gian trong một đơn vị thời gian. Tốc độ được xác định bằng tương quan giữa chiều dài quãng đường mà vật thể đã vượt được so với quảng thời gian dùng để vượt qua quãng đường đó. Tùy theo nhiệm vụ vận động cụ thể của môn võ cần phải thực hiện những động tác đột ngột hoặc mềm mại uyển chuyển. Thực hiện đúng yêu cầu tốc độ động tác là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật của môn Karatedo.

Đặc tính về lực: lực đó gồm lực bên trong và lực bên ngoài. Tăng tốc độ động tác để làm tăng lực tác động của động tác cần phải có sự tác động của lực trong một thời gian ngắn. Trong đa số các bài tập của môn võ Karatedo, đoạn đường để tăng tốc độ thường hạn chế do đặc điểm hình thái cơ thể, luật thi đấu, ý đồ chiến thuật. Trong những trường hợp đó cần biết thả lỏng cơ và tạo được lực co cơ lớn đột xuất vào thời điểm thích hợp.

Đặc tính nhịp điệu: nhịp điệu là một trong những đặc tính tổng hợp cũa kỹ thuật bài tập. Cũng như nhịp độ, dấu hiệu cơ bản của nhịp điệu là sự lập lại của động tác hoặc chu kỳ của động tác theo một nhịp tương đối xác định. Nhịp điệu động tác là yếu tố thể hiện mặt thẩm mỹ của bài tập, sự sáng tạo ra những nhịp điệu gây ấn tượng trong các bài tập quyền với những tổ hợp các thế đánh có ý nghĩa quan trọng trong môn võ Karatedo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn karatedo ngoại khóa cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 27 - 33)