Mặc cảm Oedipe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi việt nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học (Trang 47 - 55)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2.2. Mặc cảm Oedipe

Phân tâm học giải thích “mặc cảm Oedipe” là một cảm tính đau khổ, day dứt, lo sợ phạm tội giết cha và yêu mẹ. Freud cho rằng, trong mỗi cá nhân đều có những ham muốn như Oedipe và luôn run sợ trước những ham muốn đó. Theo Freud, đứa con trai nào đến hai, ba tuổi đều muốn tranh giành lấy mẹ và trở thành đối thủ của bố, trong vô thức, nó có ý muốn giết bố nên sinh ra mặc cảm Oedipe. Vì yêu mẹ, ích kỷ, ghen tỵ nên ghét cha và nỗi lo sợ phạm tội loạn luân nên mặc cảm Oedipe hình thành chống lại tâm trạng đó. Mặc cảm Oedipe được Freud giải thích bằng những xung lực của đứa bé đối với bố, mẹ như một cái gì mang tính định mệnh sinh vật học có nguồn gốc từ thời tiền sử. Mặc cảm này không có tính bệnh hoạn mà là quá trình bình thường, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Freud đã viết: “Chính mặc cảm Oedipe đã làm cho toàn thể nhân loại trong những ngày đầu tiên ý thức được sự phạm tội của mình, chính sự phạm tội này là nguồn gốc đầu tiên của mọi tôn giáo luân lý” [42, tr.369]. Tuy nhiên, ta cũng phải thấy rằng, mặc cảm Oedipe chỉ là hướng phát triển của một số ít cá thể, cho nên không thể xem đó là một thứ tình cảm, một trạng thái tâm lý phổ biến tồn tại trong tất cả mọi người.

Phân tâm học cũng chỉ ra sự xuất hiện mặc cảm này ở cả bé trai lẫn bé gái. Ở bé gái, mặc cảm này được gọi là “mặc cảm Electra”. Mặc cảm Electra xuất hiện muộn hơn so với thời gian xuất hiện mặc cảm Oedipe ở bé trai. Ngay từ thời thơ ấu, bé gái có thể xem cha là một chỗ dựa vững chắc, là người đàn ông thân thiết đầu tiên trong đời nên luôn dành cho cha những tình cảm đặc biệt. Trong quá trình phát triển tâm

sinh lý của bé gái, có xuất hiện ghét mẹ của mình. Tuy nhiên, khi ý thức được vấn đề, các bé gái sẽ có sự thay đổi đối tượng tình dục. Có thể bắt nguồn từ mặc cảm này mà đại đa số phụ nữ muốn có người chồng hơn mình nhiều tuổi: có trường hợp những bé gái có thể dành tình cảm cho anh trai (thay vì cho bố) nếu đứa bé đó bị mồ côi cha từ bé hoặc bị cha ruồng rẫy ghét bỏ.

Từ tinh thần phân tâm học, các nhà văn đương đại cũng đã thể hiện thành công góc khuất âm thầm mà mãnh liệt trong thế giới nội tâm người. Phức cảm Oedipe luôn ám ảnh các nhân vật của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... trở thành một miền vô thức khó lý giải.

Tình cảm vốn có quy luật khắt khe và ích kỷ khi con người ta không thể dung hòa, sẻ chia cái điều tưởng như thuộc về duy nhất dẫn đến yêu ghét vô lý giữa những

con người ruột thịt. Thằng bé trong truyện Tôi và anh của Y Ban mang một mặc cảm

Oedipe. Bố mẹ ly hôn từ nhỏ, thằng bé sống với mẹ và sống trong hoàn cảnh “một người đàn bà đẹp và lẳng lơ”: “một chiếc giường to và một chiếc giường bé. Ngăn giữa hai giường là chiếc ri đô màu xanh… giữa ban ngày mà chiếc ri đô vẫn được buông xuống và trong căn phòng đông đặc mùi khí luyến ái” [9, tr.44]. Sống trong hoàn cảnh như vậy, cái vô thức “yêu mẹ ghét bố” càng sâu sắc. Đối với người bố, và với quan niệm sống của ông, thằng bé luôn có cảm giác vừa căm ghét, vừa cảm phục. Còn đối với người mẹ, những ám ảnh tình dục được thằng bé chuyển qua “tôi” - nhân tình của bố: “Năm 13 tuổi thằng bé bảo tôi: - Cháu đã nghĩ kỹ rồi, cháu muốn cưới cô làm vợ. - Nhưng cô không thể lấy cháu được. - Thế thì cô sẽ phải ân hận đấy” [9, tr.57]. Chính mặc cảm Oedipe này đã dẫn dắt thằng bé đi đến những hành vi lệch lạc: nghiện ma túy, lấy con rắn làm đối tượng tình yêu và cuối cùng là cái chết. Cái chết chính là sự đầu hàng, khuất phục của thằng bé, của ý thức trước cuộc đời.

Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng dẫn dắt người đọc vào thế giới của hư thực, đầy phức cảm của những đứa trẻ không cha, bị bỏ rơi, vô thừa nhận. Mai hay Chi suy cho cùng cũng là nỗi phức cảm của những đứa con thương mẹ, thương mình mà sinh lòng thù hận cha mình. “Chợt hiểu cha chỉ là một khái niệm trừu tượng, một giấc mơ lầm lạc” [135, tr. 116]. Sự trả thù của Mai và Chi còn khủng khiếp hơn cả đứa

con trai trong Thiên thần sám hối. Người cha vô trách nhiệm và tàn nhẫn kia sẽ phải

vật vì phức cảm bị bỏ rơi khi bụng mang dạ chửa mà quyết tâm nuôi dưỡng đứa con gái, và dâng ngay cho thằng đàn ông khốn nạn đồng thời là bố nó. Phức cảm vốn là cơ chế tâm lý của cá nhân trong mối quan hệ xã hội cộng đồng, bản thân sự dồn nén của nó khi bộc phát, bùng cháy dữ dội đến mức vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người. Lần thứ nhất, nỗi phức cảm muốn đẩy Mai vào Muôn Hoa để đẩy người cha vào ám ảnh loạn luân khủng khiếp. Lần thứ hai, phức cảm đã buộc Quỳnh trở thành món quà sinh nhật hấp dẫn với chính bố mình. “Những cây nến cắm vào một cái giá treo bên trên một cái bàn. Trên mặt bàn đó là một đứa con gái. Nếu đứa con gái đêm đó là quà của những người bạn mua tặng người có sinh nhật, người ta sẽ gói nó trong giấy gói, hoặc phủ lên nó một tấm lụa có đính nơ. Uống xong vài chai rượu, người có sinh nhật sẽ mở quà của mình...” [135, tr.252]. Một nỗi nhục sẽ không sông biển nào xóa nổi trong người cha khốn nạn. Và liệu rằng Mai có thanh thản không, khi đằng sau cô những người ruột thịt đang âm thầm trong nỗi dằn vặt?

Phức cảm giết cha, cướp mẹ khiến Oedipe phải tự chọc mù hai mắt, sống lang thang như một kẻ hành khất, tự trừng phạt tội lỗi của mình đã được Tạ Duy Anh khắc

họa bi kịch gia đình trong Thiên thần sám hối. Đó là bi kịch của những đứa con ra đời

trong sự bỏ rơi của bố mẹ, biến chúng trở thành thừa thãi, và từ trong tâm hồn trong trẻo ấy, bắt đầu hiện lên sự thù hằn, phản ứng đến cực đoan đối với người đã tượng

hình nên chúng. Người mẹ trong tác phẩm Thiên thần sám hối đã cảm nhận được nỗi

đau khổ tột cùng của con mình khi hiểu ra… nó là kết quả của một cuộc cưỡng dâm. “Nó hỏi khá kỹ về cái đêm kinh hoàng của đời tôi và chỉ khẽ nói: “Ra là thế. Tôi đã ra đời trong sự nguyền rủa của các người”... [2, tr.80]. Và rồi, chính đứa con trai trong nỗi phức cảm thương mẹ, hận bố, nó đã cầm dao giết bố nó. Chính tình yêu thương đối với mẹ mà khi vướng vào tội ác, hắn vẫn không hề mảy may suy nghĩ. “Trước tòa án hắn lớn tiếng hỏi: “Tất cả các vị ngồi đây sẽ làm gì với một tên đàn ông hiếp mẹ mình?”. Chủ tọa lưu ý hắn đó là chuyện của quá khứ và nhắc hắn rằng, trong trường hợp này, nhờ kẻ cưỡng hiếp mẹ hắn mà hắn mới có mặt trên đời này thì hắn trừng mắt: Tôi không có quá khứ. Quỷ sứ đã tạo ra tôi chứ không phải ông ta” [2, tr.83]. Cái Ác nhiều khi ươm mầm từ trong cái Thiện, nếu bản thân cái Thiện bị điều khiển bởi cái Ác. Phải trải qua một quá trình giày vò đau đớn, đầy mặc cảm, phải có tình yêu thương mẹ đến sâu sắc, đứa con mới cảm nhận được mất mát, tủi nhục của mẹ, và nó không

còn cách nào khác ngoài hành động giết bố. Và bất hạnh này sẽ phải nối tiếp bất hạnh kia, bi kịch này sắp được giải tỏa thì bắt đầu ươm mầm một bi kịch khác. Cuộc đời mãi là bi kịch nếu con người cứ mãi chìm trong mặc cảm, trong sự thù hận, ấm ức đến nhấn chìm cả ý thức!

Cuộc sống hiện đại cuốn con người vào vòng xoáy tình dục, tình yêu không chân chính mà bản thân họ dù có ý thức cũng không thể cưỡng nổi. Đó là những mối quan hệ tình cảm bất chấp đạo lý và luân thường đẩy người trong cuộc vào ám ảnh tội lỗi - một biểu hiện khác của phức cảm Oedipe. Con người sẽ mang phức cảm khi chính mình vướng vào tình cảm, đáng lý ra không thuộc về mình. Đó không hẳn là giết cha cướp mẹ mà là sự chiếm hữu, tranh giành vô lý trong tình yêu.

Trần Thùy Mai có truyện Chị Hai ơi!, miêu tả tình yêu giữa chị Trúc và út Hiệp

kém hơn chị 6 tuổi. Mối tình thầm lặng mà đẹp đến cao quý, run rẩy, nhưng hạnh phúc không mỉm cười với họ, khi mẹ Hiệp đã đuổi chị Trúc ra khỏi nhà vì bà cho đó là tình yêu không chân chính, con mình bị Trúc quyến rũ. Chị Trúc ngậm ngùi và xót xa, lặng lẽ, trái lại, út Hiệp rất kiên tâm, anh sẽ vượt qua tất cả, “rồi đây mình cũng sẽ cưới nhau”. Anh có thể vượt qua dư luận cũ kỹ của chung quanh, bởi vì anh có chân lý của riêng mình “tôi còn chưa vợ, Trúc không có chồng, vậy mà sao chúng tôi không được sống với nhau”. Đó chính là thông điệp của Trần Thùy Mai muốn xóa tan đi những quan điểm khắt khe và bất công của người đời. Chính lý lẽ của trái tim mới là tất cả.

Dưới góc nhìn phân tâm học, phức cảm Oedipe là nỗi đau khổ, day dứt, lo toan tội lỗi. Đó không chỉ hiểu đơn giản là nỗi sợ loạn luân, giết cha, yêu mẹ mà còn được hiểu ở góc nhìn rộng hơn, nỗi dằn vặt về tội lỗi từ yêu thương mà ra. Bản thân yêu thương vốn không có tội, nhưng yêu thương không đúng cách lại là nguồn gốc của tội lỗi. Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, không ít nhân vật đã tự đày mình vào yêu thương nghiệt ngã. Họ hằn học, tranh giành, chiếm đoạt và chính họ lại tự rách xé tâm hồn mình trong nỗi mặc cảm không nguôi. Đó là bi kịch chung của những trái tim khi tự nó đi lạc về phía không mặt trời...

2.3. Nhân vật với đời sống tính dục

Học thuyết Freud ra đời nhằm hướng đến cuộc giải phóng cái tôi cá nhân, trong đó đặt ra vấn đề tính dục. Đã qua rồi cái thời xem tính dục như một hành vi xấu xa, đáng lên án, cần che giấu, những khám phá của học thuyết Freud đã ngang nhiên

công khai sự đòi hỏi bản năng tính dục như một nhu cầu cần có của con người, đồng thời đưa bản năng tính dục lên thành yếu tố tiên quyết hình thành nên nhân cách, nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại nhất cũng như nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tâm thần. Lý thuyết tính dục được xem như cái lõi của phân tâm học. Theo Freud, trong cõi vô thức lẩn khuất dồn nén tính dục, hay tính dục là cái lõi đầy bản năng của vô thức. Mọi tọa độ trong hoạt động vô thức đều xoay quanh, và chịu sự chi phối của hệ quy chiếu tính dục. Khi ham muốn tính dục không được thỏa mãn, con người sẽ không chịu sự điều khiển của ý thức nữa, sẽ tìm cách giải tỏa bằng nhiều lối thoát khác nhau. Ngay cả các hoạt động sáng tạo nghệ thuật cũng là cách người nghệ sĩ trốn vào tưởng tượng, tìm về giấc mơ ban ngày, thỏa mãn những ẩn ức tính dục nguyên sơ. Cách đặt vấn đề như vậy vấp phải nhiều luồng ý kiến phản đối khác nhau. Nhưng rõ ràng, thuyết tính dục không phải hoàn toàn không có ý nghĩa nhân văn khi Freud cũng đã lưu ý đến vấn đề năng lượng libido gắn liền với bản năng sống (Eros) và bản năng chết (Thanatos) của con người trong sự cân bằng mong manh giữa khát vọng thỏa mãn và ràng buộc đầy tính chế tài của đời sống. Sự thỏa mãn khoái cảm nhục dục là đòi hỏi chính đáng của con người, thuộc về con người và rất con người. Đó không phải là vùng nhạy để tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm mà là điều không thể thiếu khi nói về con người, khi phản ảnh con người một cách đầy đủ nhất.

2.3.1. Nhân vật với sự nổi loạn của ẩn ức

Tính dục thường gắn liền với những tình cảm thiêng liêng, gợi những cảm giác rất Người trong sự dâng hiến, hòa quyện, thăng hoa trong cảm xúc, nhưng có khi chỉ là lối thoát của cô đơn và bế tắc. Không phải ngẫu nhiên, Freud cho rằng “Sự phát triển nhân cách chủ yếu là sự phát triển bản năng tính dục” [101, tr.238]. Với ông, khái niệm bản năng tính dục không chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn cơ quan sinh dục để tạo ra khoái lạc mà còn là hoạt động tương tự của những bộ phận khác trên cơ thể theo từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau trong sự phát triển, hình thành nhân cách. Trong quá trình hình thành nhân cách, trước những buồn phiền, lo âu, con người có xu hướng tìm về giải tỏa. Buông xuôi mình trước cám dỗ của tính dục cũng là một biểu hiện thường thấy của con người. Sự vỗ về cảm giác thường có khả năng xoa dịu vết thương tâm hồn đang đẩy con người vào quằn quại. Chính vì thế, văn xuôi Việt Nam đương đại thường khắc họa con người cô đơn tuột dài trong tính dục.

Không tranh luận và mặc cả đạo đức, các nhân vật trong tiểu thuyết Ngồi

thường buông mình theo cảm xúc, trôi theo dòng lũ khát khao, dồn nén và bùng cháy. Dựng lên hiện trường nghệ thuật thấm đẫm tính dục không phải không làm người đọc khó chịu, tác giả muốn phản ánh bi kịch tâm hồn, hiện thực lệch lạc của dòng chảy hiện đại. Giữa ngột ngạt đời thường, con người thường có thiên hướng buông phóng

thoải mái hơn là chế ngự, kiểm soát chính mình. Các nhân vật của Ngồi, mỗi người

lựa chọn cách sống buông tuồng, mặc kệ. Người ta dễ dàng tìm đến nhau, và dễ dàng quấn riết vào nhau. Khẩn bị cuốn lên giường Nhung lúc nào không biết. Chỉ vài câu xã giao Thúy đã đong đưa cùng Nghĩa trên chiếc xe đạp vịt ngoài hồ. Rồi chẳng nói chẳng rằng người đàn bà bán khoai đã ôm Khẩn muốn nghẹt thở bởi hai bầu sữa căng cứng của mình. Đó là dấu hiệu của một xã hội hiện đại hay chính cuộc sống hiện đại không đúng cách đã cuốn phăng mọi nề nếp truyền thống, trả trôi con người vào thời Giao Chỉ mông muội. Ở đó, không có sự tồn tại của tình yêu, mà chỉ có tính dục và xác thịt, những ham muốn nhầy nhụa. Cách sống như một sự trả thù của cô đơn - một cô đơn đầy bản năng - gây cho người đọc cảm giác ghê sợ. Khám phá phần bản năng trong mỗi con người, ngòi bút Nguyễn Bình Phương đã đào xới, lật tung mọi ngóc ngách tâm hồn, phanh phui những góc sâu để phơi bày một hiện thực trần trụi. Những cảnh làm tình nhan nhản khắp tác phẩm, trong phòng, ngoài đường, trên hồ nước hay bất cứ nơi nào có thể, thậm chí là nhà vệ sinh hay nhà tù. Không gian trở nên chật chội trong những tiếng rên xiết, những cảnh quằn quại đến ngột ngạt, những nỗi bức bối chưa thỏa. Đó không còn là nơi cảm xúc thăng hoa, mà là nơi mọi cảm giác thiêng liêng dường như vùi dập và lụi tắt. Cái người ta cần là sự thỏa mãn và tồn tại. Giữa nỗi chán chường, vô vị, họ phải tìm một ai để xoa dịu, để ngốn bớt khoảng trống tâm hồn mình? Lão Tước trở nên cô đơn khốn khổ, lẫm lũi trở về sau chiến tranh. Cái tâm hồn khô cằn vẫn không chịu khô cằn hẳn. Hằng đêm, nó vẫn réo gọi, vùng vẫy, khát khao, biến lão trở nên khổ sở, lén lút trong phòng vệ sinh chật chội, hôi hám. Cuộc sống cô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi việt nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học (Trang 47 - 55)