Nhân vật với khao khát tính dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi việt nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học (Trang 55)

6. Nội dung nghiên cứu

2.3.2. Nhân vật với khao khát tính dục

Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, giới nghiên cứu đã nói nhiều đến khuynh

hướng văn học tính du ̣c. Ở các tác phẩm, tính du ̣c trở thành phương tiện nghệ thuật

của người viết và được chấp nhận như một cách con người biểu hiện đời sống. Tính

dục trước hết được miêu tả như một nhu cầu tự nhiên, một phần tất yếu của cuộc sống, động lực thúc đẩy con người hướng về điều tốt đẹp. Điều này thể hiện rất rõ trong tiểu

thuyết của Nguyễn Đình Tú, nhân vật Hương ga trong Phiên bản đang ở cái tuổi mới

lớn, hừng hực sức yêu. Những tháng ngày kiếm sống nơi bến bãi, lang thang, cô đơn,

phút giây khoái cảm bên Hưng là nguồn sống cho sự tồn tại của Hương ga: “Da

thịt em lâu lắm rồi mới lại được những ngón tay đàn ông vuốt ve, mò mẫm, nâng niu, mơn trớn như thế này. Hai bầu vú em căng lên, sự thèm khát trong em trỗi dậy, em để

mặc Hưng bù đắp cho em bằng những va chạm đê mê” [177, tr.183]. Hương ga luôn hi

vọng Hưng sẽ là bến bờ hạnh phúc của cuộc đời cô. Vì thế Hương ga yêu hết mình

và tận hưởng những giây phút thăng hoa cùng Hưng mà không hề suy nghĩ, đắn

đo: “Hưng sở hữu một cơ thể gầy gò nhưng dẻo dai, những hình xăm trên cơ thể Hưng rất ấn tượng với em. Hưng lại rất có kinh nghiệm trong cái chuyện cọ xát da thịt (…), làm em tê dại bởi khoái cảm” [177, tr.184-185].

Freud xem tính dục như một nhu cầu tự nhiên và chính đáng của con người. Có điều, ông tuyệt đối hóa nó như một bản năng cấp thấp của thú vật. Trong thực tế, tính dục chân chính vừa là sự thăng hoa của cảm xúc, vừa là một nhu cầu để duy trì nòi giống. Có những cảm xúc như bị lãng quên bất chợt ùa lên dữ dội. Chàng và nàng

trong SBC là săn bắt chuột đã đến với nhau tình cờ. Giữa cái thế giới người - chuột lẫn

lộn, Hồ Anh Thái đã dành tình cảm trân trọng cho chàng và nàng. “Thân thể lùng bùng trong một tấm vải lạ, chỉ bằng ấy thứ đã đánh thức mọi cảm giác cảm xúc hai người khác giới trong một căn phòng. Với chàng thì không mới mẻ gì. Nhưng với Nàng ba

mươi tám tuổi. Lần đầu tiên” [143, tr.30]. Tính dục là bản năng không thể thiếu, ngay

cả khi con người không thể toàn vẹn chính mình. Nhân vật tôi trong Thế giới xô lệch

của Bích Ngân mang thân thể tật nguyền nhưng lại rạo rực một khát vọng yêu. Vượt qua mặc cảm tàn tật, anh thèm khát được làm một thằng đàn ông. Những hình ảnh, đường nét của những tấm thân “khi đầy đủ quần áo, khi trần trụi, khi mảnh mai, khi đẫy đà, lúc lồ lộ, lúc lờ mờ cứ nhẩn nha lướt qua tôi, nhẩn nha dừng lại, nhẩn nha bày ra cái trò chơi đuổi bắt...” [112, tr.112]. Rồi cả cơ thể anh như bị hơ nóng trên một lò than đang cháy. Hơi nóng tỏa ra từ cơn ham muốn cuộn lên như thác lũ, muốn được trào dâng cái năng lượng tràn trề, căng đầy... thèm khát được bung ra, vỡ ra những thăng hoa. Để rồi, trong lần đầu tiên bước vào cuộc khám phá bằng tất cả nỗi đam mê, say đắm của thằng đàn ông muốn sở hữu cái cơ thể ngọt ngon như thỏi kẹo ấy, “không rõ, hạnh phúc, khoái cảm hay nỗi đau, tôi bật khóc. Tôi khóc thành tiếng” [112, tr.176]. Tiếng khóc đánh dấu lần đầu trở thành đàn ông hay tiếng khóc mặc cảm trong niềm tủi phận... bật nên thứ âm thanh nguyên sơ trong trẻo, ấy chính là lúc Bích Ngân để cho nhân vật nói lên tiếng nói rất Người!

Nhắc đến mảng vấn đề tính dục trong văn học, không thể không nhắc đến nhà văn Y Ban. Tác phẩm của chị là tiếng nói đầy quyền uy, bênh vực cho khát vọng của người phụ nữ, nổi trội trên văn đàn bởi lối viết cuồng nhiệt, đầy chất phân tâm. Y Ban từng thổ lộ: miêu tả sex trần trụi là ý đồ của tôi, bởi sex luôn gắn với giá trị nhân bản của văn học.

Bi kịch của nhân vật “thị” trong I am đàn bà xuất phát từ việc trỗi dậy lấn át

của con người tự nhiên, của tiếng nói bản năng. “Thị” là người đàn bà “nhất mực vì chồng con” nhưng có lúc cũng không ngăn được nỗi thèm khát trước sự “cất cao đầu” của “con giống con má” ông chủ. Cảm giác ấy trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm trong “thị” và theo thời gian nó được đẩy lên tột đỉnh, đòi hỏi sự thỏa mãn trong hiện thực: “Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ, cái ánh mắt ông chủ như thúc vào tim chị. Cái ánh mắt mừng rỡ, thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ ấy rồi thị trút bỏ quần áo của thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào, thị cầm lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa mãn” [13, tr.29- 30]. Và chỉ có vậy, người phụ nữ tội nghiệp đó bị ghép vào “cái tội tày trời” quấy rối

tình dục ông chủ. I am đàn bà - tôi là đàn bà, là sự khẳng định phụ nữ cũng có quyền được yêu thương, được thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của con người, được bình đẳng trong tình dục. Đây là câu chuyện về sự ẩn ức tình dục của một người phụ nữ. Tác phẩm này được viết ra xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu của nhà văn về đời sống tình cảm cũng như về đời sống bản năng ở người phụ nữ. Có thể nói, đây là truyện khá xúc động về số phận con người trong thời đại mới.

Theo Freud, năng lượng libido ở người phụ nữ được biểu hiện một cách công khai hơn ở đàn ông, chính vì vậy mà phụ nữ dễ rơi vào trạng thái ám ảnh về nhục dục như một lẽ tất nhiên.

Trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Võ Thị Xuân Hà mô tả tình yêu của Diễm với

Nẫm - người anh trai của chồng đã chết ngoài chiến trường mà cô chưa bao giờ gặp mặt. Tình cảm đó gần như độc chiếm tâm can Diễm. Ngay từ ngày đầu tiên yêu Thản, khi “săm soi” cái vỏ đạn, kỷ vật của Nẫm, Diễm thấy bóng dáng người anh chồng lấp ló đâu đây. Diễm thường nghiền ngẫm khoái cảm xác thịt và mơ những giấc mơ quái gở, táo bạo hơn nữa là ý tưởng loạn luân, cô hay tưởng tượng ra cảnh ân ái với anh chồng. Cô không ngại bộc lộ nỗi thèm khát của bản năng: “Tôi thèm nhìn thấy người đàn ông đã rờ vào cuống rau thò ra ở chỗ sinh nở của tôi… Tôi đắm đuối với hình ảnh người đàn ông kia đang mân mê cái cuống rau, như thể anh ta đã thò vào sờ nắm những mạch máu ly ti chảy trong cơ thể tôi mà tình yêu của Thản chỉ chạm tới chứ không nắm được” [59, tr.70]. Tác phẩm này đặc biệt bởi Võ Thị Xuân Hà đã đẩy nỗi khát khao kỳ quái, bệnh hoạn của Diễm từ một trạng thái tâm lý lên thành bệnh lý, dường như rất gần với một căn bệnh mà y học gọi là Necrophilie (chứng thích giao cấu với xác chết): “Tình yêu của Diễm với Nẫm là sự chồng chéo của hoang tưởng, hành xác, loạn luân, giao thi chứng - chứng thích giao cấu với người chết” [152]. Diễm là con người luôn sống hết mình với bản năng, cá tính thật của mình, thậm chí cô còn đấu tranh gay gắt để có được cuộc sống theo ý muốn.

Con người vốn là sản phẩm của tự nhiên, nên trước hết nhà văn cần phải mô tả con người một cách trung thực với những nhu cầu tự nhiên chính đáng nhất. Bên cạnh nhu cầu ăn, mặc, ở, con người còn cần được hưởng thụ về tinh thần, được tự do tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Trong đó, nhu cầu tình dục ở con người vừa là một nhu cầu bản năng, vừa là nhu cầu mang tính nòi giống đảm bảo cho sự phát triển bền

vững của xã hội. Khi xây dựng hình tượng con người bản năng, ranh giới giữa dung tục và thánh thiện là rất mong manh. Thế nên khi viết về những vấn đề liên quan đến sex, tùy từng chỗ, từng lúc, các nhà văn đã dùng nó với mục đích tả thực, có khi lại phô diễn mạch ngầm dữ dội của nội tâm nhân vật. Thể hiện rất đa dạng thế giới của những rung động da thịt, những khát khao nguyên thủy cần được thỏa mãn. Qua đó, các nhà văn đã có cái nhìn mới mẻ trong vấn đề tính dục với ý thức về sự giải thoát con người khỏi những trói buộc và ẩn ức bị kiềm tỏa, những định kiến đã nhốt kín, giam hãm, cầm tù con người suốt một khoảng thời gian rất dài.

Đến với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn nữ trẻ tuổi vừa mới xuất hiện đã gây được sự chú ý rộng rãi của những người cầm bút và bạn đọc, khi tác phẩm của chị khai thác cặn kẽ yếu tố bản năng, vô thức, và vấn đề tính dục. Nhưng cái đáng quý nhất ở nhà văn này là tìm thấy trong quan hệ tình dục ý nghĩa nhân bản và văn hóa. Từ góc nhìn này, tình dục không chỉ là một đề tài phản ánh trong tác phẩm mà còn là một hệ quy chiếu để giải mã, tạo nghĩa cho tác phẩm văn học.

Kín đáo, nhẹ nhàng, không trần trụi như các nhà văn đi trước, nhưng cũng khá “cởi mở”, mãnh liệt chính là yếu tố sex trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Chị có cái đặc tả thật gần nhưng xa, nói như người xưa đó là “nói bóng, nói gió”. Ấn tượng

là truyện ngắn Cánh đồng bất tận, tính dục khá đậm đặc. Tác phẩm như một đột biến

tự bứt phá và lột xác ngoạn mục so với cách viết thật thà, nhà quê trước đó của Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn được yêu mến bởi những tác phẩm viết về nông thôn Nam Bộ, với những nhân vật đáng yêu, bỗng trở nên bạo liệt, trần trụi khi miêu tả bản năng con người. Nhưng khác với lớp nhà văn đàn chị, sex của Nguyễn Ngọc Tư vẫn nhẹ nhàng và thấm đẫm niềm thương cảm. Chị viết chuyện ấy, nhưng lại mang ý nghĩa xã

hội sâu sắc và rất nhân văn, như chị đã từng chia sẻ khi viết về Cánh đồng bất tận:

“Tôi chỉ mượn “nó” để chuyển tải bi kịch của sự đói nghèo triền miên, của sự dốt nát,

của sự hẹp hòi…”. Chị đã soi rọi được chất người vào những hành vi bản năng mà

dưới góc nhìn đạo đức, sex luôn bị phê phán. Một người đàn bà dám đi hiến thân cho một ông quan hàng xã đâu phải vì ham muốn xác thịt mà chỉ vì muốn cứu đàn vịt, nguồn sống duy nhất của hai đứa trẻ. Cả cái chuyện trở thành thiếu nữ của đứa bé gái, những biến đổi sinh lý của cậu con trai được tác giả viết cũng đầy sự chân thực, tinh tế và xúc động. Nguyễn Ngọc Tư miêu tả tình cảm thật đáng thương của cậu bé Điền khi

cậu ta phải “chối bỏ niềm vui được trở thành một người đàn ông thực thụ”. Qua lời của Nương, nữ nhà văn này lý giải nỗi bi thương ấy ở Điền: “Nó tự kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì bằng tất cả sự miệt thị, giận giữ, căm thù… Nó giãy giụa đến rã rời, nhiều bữa nó dầm mình dưới ao đến khi người tái nhợt. Nó chạy như điên trong đêm, trên những bờ ruộng mướt cỏ đến khi mỏi nhừ, gục xuống. Rồi nằm xoãi trên đồng, tả tơi” [182, tr.193]. Cũng qua lời Nương, Nguyễn Ngọc Tư đã phải thốt lên: “Không phải vậy, không phải Điền ơi, tôi muốn kêu lên, tiếc là sự thất học khiến tôi không diễn đạt được bằng lời. Tôi không chắc lắm, nhưng dục tình và xác thịt không xấu xa không đáng khinh bỉ, không phải là nguyên nhân đấy chị em tôi đến cuộc sống này với những đổ vỡ này” [182, tr.193]. Tất cả thật xúc động khi đọc những dòng văn đầy tính nhân bản của Nguyễn Ngọc Tư khi viết về sex. Bút lực của chị có chiều sâu văn hóa và sức ám ảnh. Chị gợi trong lòng người đọc những suy nghĩ rất tinh khôi về sex. Bản thân chị nhận thức rằng tính dục là một đề tài nhạy cảm cho nên nhà văn phải tinh tế “trình bày nó thành chữ nghĩa, phải viết sao cho đừng sống sượng, đừng nhơ nhớp, làm sao lồng chúng vào tình huống và tính cách nhân vật một cách hợp lý, không thiếu không dư”. Với những tác phẩm ấy, Nguyễn Ngọc Tư vượt được lên chính mình, bộc lộ rõ tài hoa thiên bẩm của người cầm bút.

Bên cạnh việc thể hiện đời sống tính dục với những cảm xúc nhân tính, các nhà văn Việt Nam đương đại còn đi sâu khám phá bi kịch tâm hồn con người, thông qua việc lột hiện những ẩn ức tình dục, bi kịch đồng giới, bi kịch tính giao khác chủng tộc và cách thức sinh hoạt tình dục suy đồi của một bộ phận thế hệ trẻ.

Thông qua việc miêu tả một cách chân thực, sống động về những hành vi tình

dục lệch hướng trong Nháp của Nguyễn Đình Tú, nhà văn lý giải khá thuyết phục cái

yếm thế, sự tự ti hèn yếu về tâm hồn của những người đàn ông Việt, trong một xã hội có những chuẩn mực bị đảo lộn, nhiều quan điểm bị thay đổi từng ngày… mà con người đôi khi rơi vào trạng thái của sự khát thèm thái quá hay bị lạc vào mớ bòng bong rối rắm phức tạp không lối thoát. Nhân vật Thạch do những biến động của cuộc đời đã để lại nhiều ẩn ức, mặc cảm dồn nén, khiến khả năng tình dục bị hạn chế, dần dần sa đọa về sinh lý, nhân cách, lao vào mối quan hệ đồng tính nhằm chứng tỏ cái “bản lĩnh đàn ông” trong con người. Cuộc đời của Thạch là một bi kịch không lối thoát: nỗi đau khi bị mẹ bỏ rơi để lấy chồng Tây, lại thêm sự thật trước mắt, bị người

yêu chê “yếu” đi lấy chồng Tây. Chính những nỗi ám ảnh về sự yếu kém trong đời sống tình dục cứ tích tụ, dồn nén trong tâm hồn Thạch đã làm cho Thạch lao vào tìm kiếm mọi phương cách để khẳng định tính dục của người đàn ông Việt. Và Thạch đã

quen với một bác sĩ nam khoa với nickname Galaloai, chuyên về “rối loạn cương

cũng là một gã “gay chìm”. Cứ như thế, Thạch rơi vào bế tắc, hoảng loạn khi càng ngày càng nhận ra cơ chế tình dục của mình đã trở nên khác thường, gã đồng tính đã “phá hủy cơ thể sinh lý bình thường của hắn, tiêu diệt xúc cảm tan chảy trong mạch máu hắn, hắn biến thành thứ lưỡng tính nhờ mỗi khi lên giường” [176, tr.255]. Sự bệnh hoạn, khiếm khuyết, yếm thế, tự ti trong tâm hồn, khiến họ không dám sống với chính mình, không đủ bản năng để vượt khỏi bi kịch do chính họ giăng ra rồi mắc kẹt

trong đó. Khép lại Nháp, người đọc chưa dứt khỏi những ám ảnh bi kịch về câu

chuyện đồng tính giữa Galaloai và Thạch, thì Kín của nhà văn Nguyễn Đình Tú lại mở

ra những trang day dứt về mối quan hệ đồng tính giữa Tráng và Pu. Nhà văn đã thể hiện một cách gián tiếp qua cảm nhận và phát hiện của Quỳnh, người bạn gái ở cùng nhà với Tráng ở Malaysia: “Quỳnh đã vô cùng kinh ngạc khi thấy những hình ảnh thầm kín, khác thường của Tráng và Pu, không chỉ những tấm ảnh chụp tình tứ mà còn nhiều video clip trong máy vi tính và những đĩa mềm chứa những thao tác hết sức dị thường giữa hai người con trai. Quỳnh rùng mình nhận ra man điệu của lưỡi có xuất xứ từ những cuộc làm tình đặc biệt giữa Tráng và Pu” [178, tr.259]. Bi kịch cuộc đời của hai nhân vật Tráng và Pu chỉ là một nét vẽ trong bức tranh chung về những vấn đề đang còn tồn tại một cách bức bối trong đời sống của giới trẻ đương đại mà Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi việt nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học (Trang 55)