Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dành cho GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức khi dạy chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc – hình học 11 (Trang 51 - 54)

Để tiến hành thăm dò hiểu biết của GV ở trường THPT những hiểu biết về: Hoạt động nhận thức; các dạng hoạt động nhận thức cụ thể, tri thức thúc đẩy hoạt động nhận thức, quy trình thiết kế các tình huống nhận thức và thiết kế các tình huống tổ chức hoạt động nhận thức làm cơ sở cho việc đề ra các phương thức triển khai các quy trình tổ chức HĐNT, chúng tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và mong thầy cô khoanh tròn vào những câu trả lời đúng theo trình tự các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Thầy (Cô) quan niệm thế nào là “ một tình huồng tốt để tổ chức cho học sinh nhận thức kiến thức mới” qua các quan niệm sau đây?

A. Tình huống có tính kế thừa các của kiến thức đã học. B. Tình huống xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.

C. Nêu kiến thức mới và giải thích cho học sinh.

D. Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu trước và nêu kiến thức.

Câu 2: Thầy (Cô) thường tổ chức hoạt động gợi động cơ như thế nào để giúp học sinh nhận thức kiến thức về quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học không gian.

A. Cho học sinh quan sát các mô hình thực tiễn .

B. Cho học sinh quan sát các hình mối quan hệ song song và quan hệ vuông góc thông qua các phần mêm vẽ hình không gian.

C. Cho học sinh giải quyết một tình huống thực tiễn có liên quan đến quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học không gian.

D. Một phương án khác.

Câu 3: Nhằm khác sâu kiến thức về chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học không gian. Thầy (Cô) sử dụng cách nào sau đây?

A. Giải nhiều bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. B. Yêu cầu học sinh chứng minh các tính chất liên quan.

C. Yều học sinh hệ thống các kiến thức của chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong hình học không gian.

D. Khai thác thêm các ứng dụng.

Câu 4: Thầy (Cô ) cho biết tính khả thi của việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong day học nội dung quan hệ song song và quan hệ vuông trong không gian.

A. Khả thi. B. Rất khả thi. C. Không khả thi.

Câu 5: Theo Thầy (Cô) quan niệm nào là quan niệm về hoạt động nhận thức được diễn tả theo các câu trả lời sau?

A. HĐNT là HĐ tư duy nhằm lĩnh hội các tri thức kĩ năng cần thiết. B. HĐNT là HĐ lĩnh hội các tri thức, nắm vững các thuộc tính và các đối tượng, hiểu được các mối liên hệ nhân quả, liên hệ phụ thuộc và biết vận dụng các tri thức vào thực tiễn.

C. HĐNT là các HĐ nhằm phản ánh các đối tượng, hiện tượng, quy luật của hiện thực khách quan.

Câu 6: Xin Thầy (Cô) cho biết HĐ nào trong các HĐ sau thuộc phạm trù các HĐNT.

A. HĐ tri giác, HĐ phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, mô hình hóa.

B. HĐ biến đổi vấn đề để chủ thể xâm nhập vấn đề. C. HĐ biến đổi đối tượng để chủ thể xâm nhập đối tượng

Câu 7: Thầy (Cô) cho biết những khó khăn nào sau đây mà thầy (Cô) gặp phải khi tiến hành tổ chức HĐNT cho học sinh.

A. Khó khăn trong việc thiết kế các tình huống để tạo nhu cầu nhận thức cho HS.

B. Khó khăn về phương diện thời gian để tổ chức cho HS HĐNT. C. Khó khăn về trình độ học sinh còn yếu.

Câu 8: Xin Thầy (Cô) cho biết các dạng tri thức sau đây tri thức nào có vai trò điều chỉnh HĐNT?

A. Tri thức về phương pháp luận toán học. B. Tri thức về phương pháp luận nhận thức. C. Tri thức về thuật giải.

Câu 9: Để tiến hành các bước thiết kế tình huống nhận thức theo Thầy (Cô) bước nào sau đây là bước cần thiết?

A. Xem xét mục tiêu bài dạy.

B. Xem xét các HĐ cần cho việc chiếm lĩnh tri thức cần dạy. C. Xem xét các HĐ ẩn chứa trong các tình huống cần thiết kế.

Câu 10: Để tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức Thầy (Cô) thường làm như thế nào?

A. Đưa ra những tình huống thực tiễn để học sinh giải thích tình huống đó, từ đó dẫn đến hình thành kiến thức mới.

B. Đưa ra các trường hợp riêng để học sinh khảo sát rồi sau đó khái quát xây dựng tri thức mới.

C. Xuất phát từ các bài toán thực hành luyện tập từ đó để học sinh khái quát.

D. Để tránh mất thời gian, cung cấp thẳng tri thức cho học sinh, sau đó co bài tập áp dụng.

Câu 11: Trong quá trình dạy học toán, việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học nội dung Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong không gian được Thầy (Cô) quan tâm như thế nào?

A. Thường xuyên quan tâm.

B. Quan tâm nhưng chưa thường xuyên. C. Ít quan tâm.

D. Không quan tâm.

Câu 12: Các dạng hoạt động nhận thức chủ yếu của học sinh thể hiện trong các lí thuyết dạy học và các phương pháp dạy học là: “Hoạt động điều ứng, hoạt động biến đổi đối tượng, hoạt động phát hiện, hoạt động mô hình hóa. Thầy (cô) có đồng ý với quan điểm đã nêu không?

A. Đồng ý

B. Không đồng ý C. Y kiến khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức khi dạy chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc – hình học 11 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)