Quan sát 36 HS trả lời phiếu hỏi và giải các bài toán được phân theo 6 nhóm học sinh để họ tương tác với nhau. Chúng tôi tiến hành thống kê và thu được bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Bảng thống kê kết quả điểm số của học sinh qua khảo sát.
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số
bài 4 0 3 8 5 6 2 5 3 0 0
Tỉ lê
(%) 11,1 0 8,3 22,2 13,9 16,7 5,6 13,9 8,3 0 0
Qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy:
- Về trình độ nhận thức: Thực tiễn giảng dạy cho thấy, chất lượng của học sinh không đông đều, đa phần còn yếu. Số lượng học sinh tự tiếp thu kiến thức mới và giải được các bài toán, đặc biệt là các bài toán về nội dung Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong không gian không nhiều, đa số học sinh còn yếu về các kỹ năng kiến tạo kiến thức như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng chuyển đổi ngôn ngữ, kỹ năng chuyển đổi bài toán, trí tưởng tượng không gian còn yếu, học sinh gặp khó khăn trong lập luận,...
- Về phương pháp và thái độ học tập môn toán của học sinh:
+ Đa phần học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp nên kết quả học tập chưa cao. Phương pháp chủ yếu là ghi chép và học thuộc lòng. Các khả năng khác như: Tự học, tự tìm tòi, tự tóm tắt, tự suy nghĩ,... ít được học sinh quan tâm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức và hiệu quả học tập cũng như giảng dạy của giáo viên.
+ Học sinh học tập một cách thụ động, lười suy nghĩ, chưa tích cực, chủ động trong việc tìm tòi phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, chưa chủ động hợp tác vời giáo viên trong các tình huống dạy học, chủ yếu là ghi chép, học thuộc. Việc tự tìm tòi, tự nghiêm cứu, tự học, tự phát hiện các kiến thức mới từ cái đã biết hầu hết học sinh chưa thực hiện được.
Những khó khăn của học sinh khi học nội dung Quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong không gian: Đa phần học sinh gặp khó khăn về hình biểu diễn, về trí tưởng tượng trong không gian, về lập luận trong chứng minh, về sự nhằm lẫn với kiến thức hình học phẳng và hình học không gian.