Quy trình thiết kế và quy trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức khi dạy chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc – hình học 11 (Trang 59 - 66)

học sinh trong dạy học khái niệm quan hệ song song và quan hệ vuông theo quy trình quy nạp phát hiện

3.2.1 Quy trình thiết kế các tình huống nhận thức của học sinh trong dạy học khái niệm quan hệ song song và quan hệ vuông theo quy trình quy dạy học khái niệm quan hệ song song và quan hệ vuông theo quy trình quy nạp phát hiện

A1 A B C D D1 C1 B1

Để làm sáng tỏ quy trình thiết kế các tình huống nhận thức của học sinh trong dạy học khái niệm quan hệ song song và quan hệ vuông theo quy trình quy nạp phát hiện. Dưới đây chúng tôi trình bày một số ví dụ minh họa sau:

Ví dụ 3.1. Dạy học định nghĩa khái niệm “Đường thẳng song song với mặt phẳng” của chương trình hình học 11.

Bước 1:Xem xét mục tiêu dạy học

a) Về kiến thức

Dạy học khái niệm chủ đề trên nhằm cung cấp cho học sinh biết được khái niệm về đường thẳng song song với mặt phẳng

b) Về kĩ năng

- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.

- Biết cách vẽ hình biểu diễn của một đường thẳng song song với mặt phẳng.

Bước 2: Nghiên cứu các hoạt động cơ bản để học sinh tiếp nhận tri thức cần dạy trong bài học cụ thể.

Các hoạt động cơ bản: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh sẽ làm nền tảng cho hoạt động trừu tượng hóa nhằm loại bỏ những dấu hiệu không bản chất, đưa ra những dấu hiệu bản chất đặc trưng của khái niệm.

Bước 3: Xem xét các tình huống đã có trong tài liệu SGK theo bài học cần dạy; quan sát tìm tòi các tình huống thực tiễn; bổ sung tình huống trong SGK để lựa chọn, phát hiện tình huống.

Các tình huống lấy từ SGK:

1. Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1 (hình 3.1).

Hãy xác định hai mệnh đề sau mệnh đề nào đúng, vì sao? a. CD cắt mặt phẳng (A1B1C1D1).

b. CD và mặt phẳng (A1B1C1D1) không có điểm chung.

2. Cho đường thẳng d và mặt phẳng (P) (hình 3.2). Hãy xác định số điểm chung của d và (P). d d d A Hình 3.2

Các tình huống lấy từ thực tiễn:

1. Cho học sinh quan sát vị trí tương đối các cạnh của bàn học và mặt sàn của lớp học.

Hình 3.3

2. Cho học sinh quan sát các đường viền nằm ngang của lăng Bác với mặt đất.

A1 A B C D D1 C1 B1

Bước 4: Tiến hành thảo luận ở tổ bộ môn, trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm để phát hiện những ưu và nhược điểm, phân tích tính khả thi của quy trình.

Bước 5: Tiến hành thực nghiệm trên các nhóm học sinh để có những phản hồi bổ ích trước khi tiến hành dạy học ở lớp.

Ví dụ 3.2. Dạy học định nghĩa khái niệm “Hai mặt phẳng song song ” của chương trình hình học 11.

Bước 1:Xem xét mục tiêu dạy học

a) Về kiến thức

Dạy học khái niệm chủ đề trên nhằm cung cấp cho học sinh biết được khái niệm về hai mặt phẳng song song.

b) Về kĩ năng

- Xác định được vị trí tương đối giữa hai mặt phẳng.

- Biết cách vẽ hình biểu diễn của hai mặt phẳng song song.

Bước 2: Nghiên cứu các hoạt động cơ bản để học sinh tiếp nhận tri thức cần dạy trong bài học cụ thể.

Các hoạt động cơ bản: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh sẽ làm nền tảng cho hoạt động trừu tượng hóa nhằm loại bỏ những dấu hiệu không bản chất, đưa ra những dấu hiệu bản chất đặc trưng của khái niệm.

Bước 3: Xem xét các tình huống đã có trong tài liệu SGK theo bài học cần dạy; quan sát tìm tòi các tình huống thực tiễn; bổ sung tình huống trong SGK để lựa chọn, phát hiện tình huống.

Các tình huống lấy từ SGK:

1. Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1 (hình 3.5)

Hãy xác định hai mệnh đề sau mệnh đề nào đúng, vì sao?

a) Mặt phẳng (ABCD) và mặt phẳng (A1B1C1D1) không có điểm chung. b) Mặt phẳng (ABCD) và mặt phẳng (A1B1C1D1) có ít nhất một điểm chung.

2. Các tình huống lấy từ thực tiễn:

Cho học sinh quan sát các bậc của cầu thang

Hình 3.6

Bước 4: Tiến hành thảo luận ở tổ bộ môn, trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm để phát hiện những ưu và nhược điểm, phân tích tính khả thi của quy trình.

Bước 5: Tiến hành thực nghiệm trên các nhóm học sinh để có những phản hồi bổ ích trước khi tiến hành dạy học ở lớp.

Ví dụ 3.3. Dạy định nghĩa khái niệm “Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng” của chương trình hình học 11.

Bước 1:Xem xét mục tiêu dạy học

a) Về kiến thức

Biết được khái niệm về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. b) Về kĩ năng

Xác định được đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Bước 2: Nghiên cứu các hoạt động cơ bản để học sinh tiếp nhận tri thức cần dạy trong bài học cụ thể.

A1 A B C D D1 C1 B1 a m d

Các hoạt động cơ bản: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh sẽ làm nền tảng cho hoạt động trừu tượng hóa nhằm loại bỏ những dấu hiệu không bản chất, đưa ra những dấu hiệu bản chất đặc trưng của khái niệm.

Bước 3: Xem xét các tình huống đã có trong tài liệu SGK theo bài học cần dạy; quan sát tìm tòi các tình huống thực tiễn; bổ sung tình huống trong SGK để lựa chọn, phát hiện tình huống.

Tình huống lấy từ SGK: Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1. Xác định góc giữa đường thẳng AA1 với các đường thẳng A1B1, A1D1, D1C1, B1C1, B1D1, A1C1.

Hình 3.7

Tình huống thực tiễn: Một tấm nhôm hình chữ nhật được đính vào một thanh thép đã kiểm định vuông với mặt phẳng (được mô tả bởi tấm ván hình chữ nhật) tấm nhôm được đính vào thanh thép nhờ hai khâu để tấm nhôm có thể quay được sao cho một cạnh của tấm nhôm luôn nằm trên tấm ván. Khi đó thanh thép sẽ vuông góc đường thẳng m bất kỳ thuộc tấm ván. Điều đó có thể nhận biết nhờ quay tấm nhôm sao cho cạnh của tấm tì trên tấm ván song song với đường thẳng m.

B

A D

C S

Bước 4: Tiến hành thảo luận ở tổ bộ môn, trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm để phát hiện những ưu và nhược điểm, phân tích tính khả thi của quy trình.

Bước 5: Tiến hành thực nghiệm trên các nhóm học sinh để có những phản hồi bổ ích trước khi tiến hành dạy học ở lớp.

Ví dụ 3.4: Dạy định nghĩa khái niệm “Hai mặt phẳng vuông góc với nhau” của chương trình hình học 11.

Bước 1:Xem xét mục tiêu dạy học

a) Về kiến thức

Biết được khái niệm vuông góc giữa hai mặt phẳng. b) Về kĩ năng

Xác định được hai mặt phẳng vuông góc.

Bước 2: Nghiên cứu các hoạt động cơ bản để học sinh tiếp nhận tri thức cần dạy trong bài học cụ thể.

Các hoạt động cơ bản: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh sẽ làm nền tảng cho hoạt động trừu tượng hóa nhằm loại bỏ những dấu hiệu không bản chất, đưa ra những dấu hiệu bản chất đặc trưng của khái niệm.

Bước 3: Xem xét các tình huống đã có trong tài liệu SGK theo bài học cần dạy; quan sát tìm tòi các tình huống thực tiễn; bổ sung tình huống trong SGK để lựa chọn, phát hiện tình huống.

Các tình huống lấy từ SGK:

1. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy. Xác định góc giữa các mặt phẳng (ABCD) và (SAB), (ABCD) và (SAD).

Mô hình lấy từ phần mềm máy tính:

Hình 3.10 Mô hình lấy từ thực tiễn:

Hình 3.11

Bước 4: Tiến hành thảo luận ở tổ bộ môn, trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm để phát hiện những ưu và nhược điểm, phân tích tính khả thi của quy trình.

Bước 5: Tiến hành thực nghiệm trên các nhóm học sinh để có những phản hồi bổ ích trước khi tiến hành dạy học ở lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức khi dạy chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc – hình học 11 (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)