Cơ chế định danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Cơ chế định danh

Để định danh (đặt tên) một sự vật, hiện tượng khách quan nào đó, quá trình định danh cần phải hoạt động theo một cơ chế nhất định. Cụ thể :

Một là: Tên được gọi phải khái quát, trừu tượng, không gợi lên những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng (vì tên gọi là sản phẩm của tư duy trừu tượng).

Hai là: các tên gọi có tác dụng phân biệt các đối tượng trong cùng một loại hoặc phân biệt các loại nằm trong một loại lớn. Sự phân biệt này phải rõ ràng, độc lập, riêng rẽ trong từng đối tượng cần định danh. Nhờ có tên gọi mà sự vật có đời sống độc lập trong tư duy.

Hoàng Văn Hành khi nghiên cứu về cơ chế định danh có viết: “cơ trình gồm ít nhất ba công đoạn đồng bộ, liên quan đến nhau. (a) sử dụng yếu tố làm phương tiện, (b) tác động vào yếu tố, (c) tạo lập nên đơn vị phái sinh theo cách nào đó” [15, tr. 332]. Tác giả đã chỉ ra quá trình định danh phái sinh luôn diễn ra theo một cơ chế nhất định.

23

nhiên, xã hội và tư duy. Đó là một quá trình tri nhận chuyển từ tri giác cảm tính sang tri giác lí tính “Tri giác cảm tính cho ta sự vật, lí tính cho ta tên gọi sự vật” [1, tr. 89]. Con người đã tri giác thế giới này và chia cắt chúng thành những mảnh, những đoạn cắt khác nhau; sau đó dùng kí hiệu ngôn ngữ để gọi tên (định danh). Vì vậy, tên gọi giống như một thứ “nhãn dán” vào đối tượng để phân biệt chúng với nhau. Để có tên gọi, con người đã quan sát, nhận thức sự vật ở nhiều góc độ khác nhau để lựa chọn một đặc trưng (theo cảm tính và lí tính) làm cơ sở định danh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)