Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 31 - 32)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa (có nguồn gốc từ chữ Latinh Cultus) là khái niệm mang nội

hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên, khái niệm này đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi khái niệm phản ánh một cách nhìn nhận và cách đánh giá khác nhau.

Trong Từ điển tiếng Việt, văn hóa được nhìn nhận là: “(1). Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; (2). Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); (3). Tri thức, kiến thức khoa học; (4). Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; (5). Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm

25

thấy được có những đặc điểm giống nhau” [26, tr. 406].

Hồ Chí Minh quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [23, tr. 431]. Theo tác giả, văn hóa bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.

Phan Ngọc trong công trình Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ

học xem “Khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và

tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể” [24, tr. 9].

Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [38, tr. 25].

Nhìn chung các khái niệm trên tuy có khác nhau về dạng thức song vẫn có những điểm tương đồng. Các nhà nghiên cứu đều xem văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào định nghĩa của Trần Ngọc Thêm làm căn cứ để nghiên cứu đề tài “Từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)