Thống kê định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 40)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Thống kê định lượng

Trên cơ sở 409 đơn vị từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp thu thập được, chúng tôi tiến hành phân chia về phương diện cấu tạo và có được kết quả thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp xét theo phương diện cấu tạo

Loại Số lượng (từ) Tỉ lệ (%) Từ đơn 5 1,22 Hợp nghĩa 3 0,73 Từ ghép Phân nghĩa 401 98,05 Từ láy 0 0 Tổng số 409 100

34

ngôn ngữ toàn dân, từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp có điểm đặc biệt:

Thứ nhất, trong tổng số 409 đơn vị từ ngữ đã thu thập được chỉ có từ đơn và từ ghép, đơn vị từ láy không có mặt, chỉ có một số trường hợp (hoa điên điển,

hoa bươm bướm, hoa chuồn chuồn ..) có yếu tố hình thức ngữ âm giống với từ

láy. Điều này lí giải cơ chế định danh tên gọi các loài hoa của các hộ dân rất cụ thể, không gọi tên chung chung. Đó là lí do từ láy không xuất hiện.

Thứ hai, từ đơn chiếm số lượng nhỏ, chỉ chiếm 1,22 %. Con số này chỉ rõ sự đa dạng phong phú về mặt chủng loại, màu sắc, …tạo nên các chi họ của các loài hoa, nên cách định danh cũng từ đó mà ít dùng từ đơn. Ta thấy từ đơn xuất hiện trong trường hợp này, chỉ khi các hộ dân gọi tắt một loài hoa khái quát (hồng, huệ, lan…). Vì thế, từ ghép chiếm số nhiều nhất (98,78%). Lí giải trên đã cắt nghĩa cho sự chênh lệch này (đơn cử loài hoa hồng có các định danh khu biệt như : hồng nhung, hồng tiểu muội đỏ Sa Đéc, hồng nude Sa Đéc…).

2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của từ chỉ tên gọi hoa xét về cấu tạo

2.1.2.1. Từ đơn

Khi khảo sát, thống kê và phân loại số lượng từ đơn trong từ vựng chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, chúng tôi thu được 5 đơn vị, chiếm 1,22%. Tuy số lượng, tỉ lệ ít nhưng từ đơn có mặt ở hầu hết các phương diện hiện thực mà từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp phản ánh. Đây là bộ phận từ thuộc lớp từ vựng cơ bản của vốn từ ngữ chỉ nghề nghiệp, ra đời sớm và đóng vài trò quan trọng trong giao tiếp giữa các hộ dân trong nghề, là hạt nhân trong cấu tạo từ phái sinh. Những từ đơn ấy thường gọi tên những sự vật quan trọng, thiết yếu chủ đạo trong cách gọi tên hoa. Cụ thể, định danh bằng từ đơn như : huệ, cúc, lan,

35

thành các từ ghép chính phụ như: huệ đất, huệ nước, huệ tứ diện… hoặc theo nguồn gốc có hồng leo Pháp, hồng cổ Đà Lạt, hồng hai da Sa Đéc, Hồng Elizabet…..Những trường hợp xuất hiện riêng lẻ càng thể hiện rõ loài hoa

mang dấu ấn vùng miền (chỉ có ở Việt Nam) như hoa điên điển, hoa chuông,

hoa lựu, hoa muống…. 2.1.2.2. Từ ghép

Qua bảng thống kê số lượng từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp xét theo phương diện cấu tạo, chúng ta cho thấy số lượng các từ ghép chiếm tỉ lệ cao, gồm 404 đơn vị (chiếm 98,78 %). Trong đó, từ chỉ tên gọi các loài hoa cúc chiếm 43 đơn vị; hoa hồng, 24 đơn vị; huệ, 14 đơn vị; lan, 12 đơn vị; mai, 18 đơn vị; sen, 9 đơn vị… Những con số trên chứng tỏ đây là những loài hoa chủ đạo được trồng nhiều ở làng nghề này. Trong 404 đơn vị, khi phân tích, chỉ thấy 3 từ ghép hợp nghĩa, chứng tỏ từ ghép phân nghĩa (chiếm 401 đơn vị) là hướng chủ đạo trong cấu tạo từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, khác với lớp từ ngữ toàn dân. Nếu như từ ghép hợp nghĩa mang nét nghĩa tổng hợp, khái quát thì từ ghép phân nghĩa lại chứa nghĩa cụ thể. Như vậy, xét về mặt cấu tạo ngữ nghĩa từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp đã chú trọng cấu tạo các từ có nghĩa biệt loại, cụ thể và nét nghĩa cụ thể này được tạo nên bởi yếu tố phụ (yếu tố phân nghĩa). Điều đó cũng nói lên cách tri nhận, cách phân chia, phản ánh hiện thực của những hộ dân cùng này, những chủ nhân sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ, đồng thời những đặc trưng văn hóa của vùng miền nơi đây cũng hiện lên một cách rõ nét hơn.

Nếu gọi mô hình của từ ghép phân nghĩa là “X + Y” (X là yếu tố chỉ loại, Y là yếu tố phân loại) thì những từ ghép phân nghĩa chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp sẽ được phân biệt bởi yếu tố “Y”. Ví dụ: Để chỉ tên gọi các loại hoa cúc, các hộ dân ở Sa Đéc, Đồng Tháp dùng tới

36

43 tên gọi khác nhau (cúc đồng tiền, cúc mâm xôi, cúc vạn thọ, cúc họa mi,

cúc đại đóa, cúc Châu Phi, cúc lá nhám, cúc sao nhái, cúc bách Nhật, cúc nút áo, cúc mặt trời…). Trong khi đó, cuốn Từ điển tiếng Việt [26, tr.602] chỉ có

từ cúc “cây gồm nhiều loài khác nhau, có các hoa mọc trên một đế chung trông như một hoa”. Sự khác nhau giữa các tên gọi này chủ yếu dựa vào yếu tố phân nghĩa (yếu tố Y) trong mô hình “Cúc+ Y”. Yếu tố Y được hộ dân lựa chọn trên cơ sở những đặc điểm phong phú, đa dạng của đối tượng để gọi tên.

Tương tự như vậy, để chỉ một loại “cây trồng làm cảnh hoặc lấy hoa chế nước hoa, cành nhẵn, vỏ nâu nhạt, xám nhạt hoặc lục nhạt, hơi có rãnh, có gai cong, mập, lá hình bầu nhọn mũi mác nhọn đầu, khía răng nhọn, mọc 5 – 7 cái trên một cuống, hoa to, màu trắng, thay đổi trắng hồng, đỏ, thơm, ra hoa quanh năm” [44; tr. 812] các hộ dân Sa Đéc có tới 24 cách gọi tên khác nhau:

hồng hai da Sa Đéc, hồng đổi màu, hồng leo Pháp, hồng cổ Đà Lạt, hồng lửa Sa Đéc… Hay như sen, một loại “cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng

hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn hoặc làm thuốc” [26; tr. 1100], các hộ dân ở Sa Đéc có tới 9 cách gọi tên khác nhau (sen đá thạch bích

cánh bướm...)

Có sự phân biệt giữa các tiểu loại như trên là do yếu tố phân loại (phân nghĩa). Mặc dù đó là những yếu tố phụ về mặt ngữ pháp nhưng về mặt ngữ nghĩa thì nó lại là yếu tố chính để phân loại. Những yếu tố này góp phần làm gia tăng vốn từ vựng của nghề trồng hoa và qua đó góp phần thể hiện lối tri nhận biệt loại, cụ thể của người dân nơi đây.

Qua so sánh, đối chiếu, chúng tôi nhận thấy số lượng từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp rất phong phú, đa dạng, hơn gấp nhiều lần số lượng từ trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Ngọc Phê chủ

biên) và Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên). Nguyên nhân đầu tiên là do hiện thực cuộc sống có nhiều loài hoa phong phú nên cần có nhiều

37

cách định danh để gọi tên mỗi loài cụ thể; thứ hai là do người dân ở làng hoa Sa Đéc có nhiều cách nhìn khác nhau; thứ ba, từ nghề nghiệp luôn gắn với nghề, nghề này hình thành hơn một trăm năm, cả một bề dày truyền thống rất dài với bao nhiêu thế hệ. Mỗi một thế hệ sẽ có một cách tri nhận, phát hiện khác nhau về mỗi sự vật hiện tượng theo từng thời điểm. Hơn nữa, phần lớn những từ chỉ tên gọi các loài hoa là những từ trực tiếp phục vụ cho nghề nên mức độ phổ biến là không cao, chỉ những người trong nghề mới hiểu, những người ngoài nghề tất nhiên sẽ khó hiểu. Trong khi đó, từ điển lại mới chỉ tập hợp được một bộ phận từ dùng phổ biến trong xã hội, cho nên bộ phận từ nghề nghiệp chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong từ điển. Vì vậy, để có được cái nhìn bao quát, toàn diện về bức tranh ngôn ngữ của dân tộc thiết nghĩ cần có nhiều hơn những công trình nghiên cứu về vốn từ nghề nghiệp nói chung, vốn từ nghề trồng hoa nói riêng.

Tóm lại, sự phong phú về số lượng từ vựng của lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa cùng với hướng cấu tạo chủ đạo của mô hình từ ghép là mô hình chính – phụ đã trở thành một đặc điểm riêng của từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp so với lớp từ toàn dân. Đặc điểm này cho thấy những con người nơi đây thiên về lối định danh biệt loại (yếu tố phụ là yếu tố tạo ra ngữ nghĩa biệt loại), nhằm cá thể hóa đối tượng được gọi tên cũng như có sự tri nhận hiện thực theo hướng phân tích, cụ thể.

2.1.2.3. Các kiểu mô hình cấu tạo từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp

Như đã nói ở trên, từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp là một bộ phận của từ vựng tiếng Việt nên chúng cũng được cấu tạo theo mô hình cấu tạo của từ tiếng Việt. Tuy nhiên mô hình cấu tạo của những từ này cũng có những đặc điểm riêng về số lượng thành tố tham gia cấu tạo và tính chất quan hệ giữa các thành tố. Cụ thể, tác giả luận văn sẽ căn

38

cứ vào các tiêu chí: số lượng thành tố trực tiếp tham gia cấu tạo, tính chất độc lập hay không độc lập của các thành tố tham gia cấu tạo và tính chất phạm vi sử dụng của các thành tố tham gia cấu tạo. Theo bảng 2.1, số lượng đơn vị từ đơn (5 đơn vị) và từ ghép hợp nghĩa (3 đơn vị), số lượng không nhiều nên chúng tôi không đi sâu phân tích mô hình cấu tạo của những đơn vị từ này. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành xem xét, phân tích các kiểu mô hình cấu tạo của 401 đơn vị từ ghép phân nghĩa.

a. Các kiểu mô hình cấu tạo từ ghép phân nghĩa, xét theo số lượng thành tố trực tiếp

Từ ghép phân nghĩa chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp cũng được cấu tạo theo phương thức cấu tạo từ ghép của tiếng Việt. Xét về số lượng và vai trò của các thành tố tham gia cấu tạo, từ ghép phân nghĩa chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp cũng có hai thành tố trực tiếp; trong đó, một thành tố trực tiếp biểu thị ý nghĩa khái quát, giữ vai trò trung tâm, thành tố trực tiếp còn lại biểu thị các đặc điểm, tính chất, thuộc tính mang tính khu biệt mà thành tố thứ nhất biểu thị. Xét về quan hệ ngữ pháp giữa hai thành tố trong từ ghép phân nghĩa thì thành tố thứ nhất (chỉ loại) giữ vai trò chính, thành tố thứ hai (phân loại) giữ vai trò phụ. Mặc dù về mặt ngữ pháp thì thành tố thứ hai (tức thành tố phân loại) đóng vai trò phụ nhưng về mặt ngữ nghĩa thì nó lại đóng vai trò chính, vai trò quan trọng hơn trong tạo nghĩa – định danh. Bên cạnh đó cũng chính bản thân thành tố này mang trong mình khả năng khu biệt, cá thể hóa, cụ thể hóa đối tượng mà thành tố thứ nhất biểu thị.

Về số lượng yếu tố trong thành tố trực tiếp cấu tạo từ ghép phân nghĩa: mỗi từ ghép phân nghĩa gồm có hai thành tố trực tiếp, trong mỗi thành tố trực tiếp lại chứa một, hai hoặc hơn hai yếu tố (thành tố cơ sở).

39

cá đều được sắp xếp theo trật tự chính trước – phụ sau (C – P) giống như trật tự cú pháp phổ biến của tiếng Việt.

Việc phân loại các nhóm từ ghép phân nghĩa được thể hiện ở bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ ghép phân nghĩa của chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp xét theo thành tố cấu tạo từ

TT Thành tố cấu tạo Số lượng Tỉ lệ (%)

1 02 thành tố 29 7,23 2 03 thành tố 184 45,89 3 04 thành tố 159 39,65 4 05 thành tố 17 4,24 5 06 thành tố 8 2,0 6 07 thành tố 4 1,0 Tổng 401 100

Dựa vào bảng thống kê, ta thấy: trong tổng số 401 đơn vị từ ghép phân nghĩa thì số lượng từ có hai thành tố kết hợp (ví dụ: hoa bướm, hoa sen, hoa

cà, hoa hồng, hoa cúc, hoa lựu, hoa dơn …) có 29 đơn vị (chiếm 7,23%); số

lượng từ có ba thành tố kết hợp (ví dụ: hoa bằng lăng, hoa bèo tây, hoa thiên

lí, hoa mười giờ, hoa nguyệt quế,…) là 184 đơn vị (chiếm 39,65%) chiếm số

lượng nhiều nhất; kế đó là số lượng từ có bốn thành tố kết hợp (ví dụ: Hoa cúc họa mi, hoa châu kim sa, hoa dạ lan hương, hoa sao biển bụi, hoa bạch đinh hương …. …) có 159 đơn vị (chiếm 39,65%); số lượng từ có năm thành

tố kết hợp (ví dụ: hoa hoàng thảo kim điệp, hoa hòn ngọc biển đông, hoa hồng lửa Sa Đéc, …) chỉ có 17 đơn vị (chiếm 4,24%) và số lượng từ có sáu

thành tố kết hợp chỉ có 8 đơn vị (chiếm 2,24%, ví dụ: hoa hồng chùm son Sa

Đéc, hoa hồng tím ruốc Sa Đéc, hoa hoàng thảo long tu đá). Cuối cùng là 4

40

ra những tên gọi có cấu tạo nhiều tầng bậc, có nhiều âm tiết.

Nếu chúng tôi kí hiệu thành tố trực tiếp chỉ loại là “C”, thành tố trực tiếp phân loại là “P” và các mô hình cấu tạo của từ ghép phân nghĩa chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp như sau:

* Mô hình 1: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) – thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 1 thành tố cơ sở P.

C P

Đây là mô hình từ ghép phân nghĩa gồm thành tố trực tiếp thứ nhất (C) chỉ loại và thành tố trực tiếp thứ hai (P) có tính chất phân loại, phụ nghĩa cho thành tố trực tiếp thứ nhất (C). Từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp cấu tạo theo mô hình này gồm có 29/401 đơn vị (chiếm 7,23 %).

Ví dụ:

Hoa hồng

Các trường hợp tương tự: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa dơn, hoa bưởi,...

* Mô hình 2: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) – thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P1, P2 và P3. Mô hình này có 2 kiểu

Kiểu 1: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) – thành tố trực tiếp thứ

hai phân loại (P) gồm 2 thành tố cơ sở P1 và P2

41

Đây là mô hình từ ghép phân nghĩa gồm thành tố trực tiếp thứ nhất (C) chỉ loại và thành tố trực tiếp thứ hai (P) có tính chất phân loại chứa 2 thành tố cơ sở P1 và P2, trong đó P2 phụ nghĩa cho P1. Cả P1, P2 đều phụ nghĩa cho thành tố trực tiếp thứ nhất (C). Từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp cấu tạo theo mô hình này gồm có 184/401 đơn vị (chiếm 45,89%).

Ví dụ:

Hoa hồng vàng

Các trường hợp tương tự khác: hoa huệ đỏ, hoa hồng nhung, hoa lay

ơn, hoa bèo tây, hoa mai Thái, …

Kiểu 2: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C), thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P

C P1 P2 P3

Đây là mô hình từ ghép phân nghĩa gồm thành tố trực tiếp thứ nhất (C) chỉ loại và thành tố trực tiếp thứ hai (P) có tính chất phân loại chứa 3 thành tố cơ sở P1, P2 và P3, trong đó P1 và P2 có quan hệ đẳng lập. P3 phụ nghĩa cho P1,P2. Cả P1, P2, P3 đều phụ nghĩa cho thành tố trực tiếp thứ nhất (C). Từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, cấu tạo theo mô hình này gồm có 58 /401 đơn vị (chiếm 14,46 %).

42

* Mô hình 3: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) – thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P1, P2, P3

Mô hình này có 101/401 đơn vị (chiếm 25,18%). Trong mô hình này, P1, P2 và P3 có 3 kiểu kết hợp:

- Kiểu 1: P1 và P2, P3 quan hệ chính phụ; P1 chính còn P2, P3 phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 40)