Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa trong định danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.3. Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa trong định danh

Theo Nguyễn Đức Tồn, đặc điểm dân tộc của định danh ngôn ngữ được thể hiện “ở việc quy loại khái niệm của đối tượng được định danh” [31, tr. 166]. Từ đó “Đặc trưng văn hóa dân tộc của định danh ngôn ngữ được biểu hiện tiếp theo là ở việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó” [31, tr. 164]. Khi một sự vật hiện tượng được gọi tên, tức là con người đã trải qua quá trình tri giác để định danh sự vật hiện tượng đó, dựa vào một hoặc một số thuộc tính nào đó của chúng để nhận diện, phân loại và đặt tên, do cơ chế định danh quy định. Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong tâm trí của chúng ta, phân biệt được với các sự vật, hiện tượng khác cùng loại hay khác loại. Đồng thời, cũng qua cách thức định danh những đặc trưng văn hóa của dân tộc hiện lên rõ nét. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều thuộc tính và giữa các thuộc tính ấy có mối quan hệ với nhau.

Trần Văn Cơ nhận định: “Hoạt động tri nhận của con người có quan hệ trực tiếp với môi trường sống của con người là cộng đồng dân tộc và văn hóa của cộng đồng dân tộc ấy, nên hoạt động tri nhận mang đặc thù văn hóa - dân tộc [7, tr. 103]. Theo đó, việc tri nhận thế giới khách quan sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như hoàn cảnh lịch sử, môi trường và điều kiện sống, đặc điểm tâm lí của từng cộng đồng dân tộc. Việc lựa chọn đặc trưng nào của đối tượng

24

để định danh là tùy vào từng địa phương. Sự lựa chọn này tùy thuộc vào hai yếu tố: chủ quan (chủ thể định danh) và khách quan (bản thân đối tượng định danh) nên cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong các vùng miền khác nhau lại có thể có những tên gọi khác nhau. Do đó, quá trình định danh sẽ phản ánh đặc điểm tư duy – ngôn ngữ của dân tộc

Như vậy, đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh thể hiện ở tên gọi của đối tượng định danh. Mỗi tên gọi là một thế giới phân cắt chi tiết một sự vật cụ thể, rất phong phú và đa dạng trong các vùng. Tên gọi của sự vật rất gần gũi, gắn liền với đời sống và quan niệm của con người; quan niệm của mỗi người, mỗi địa phương. Qua cách thức định danh cho sự vật, ta có thể thấy được đặc điểm tư duy, trình độ nhận thức, đặc trưng văn hóa, tâm linh của dân tộc hay địa phương cụ thể. Tên gọi này tùy thuộc vào ý muốn, sở thích, quan niệm của chủ thể định danh (lí do chủ quan) và những đặc trưng của bản thân đối tượng được định danh (lí do khách quan).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)