Cấu trúc định danh của từ chỉtên gọi hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 87 - 88)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.2. Cấu trúc định danh của từ chỉtên gọi hoa

Từ bảng thống kê định lượng cho thấy, để gọi tên các loài hoa, nhà vườn Sa Đéc không chỉ chọn một dấu hiệu mà có thể là hai, là ba, thậm chí là bốn dấu hiệu của đối tượng để định danh. Như vậy trong quá trình tri nhận và định danh, người Sa Đéc không chỉ “xoay các mặt khác nhau của đối tượng về phía mình” [28, tr. 114] để rồi chỉ chọn một đặc điểm mà cùng một lúc có

thể chọn nhiều đặc điểm để đặt tên cho một đối tượng. Nói một cách đúng hơn, họ đã xoay đối tượng định danh về phía mình nhiều lần: lần đầu để có tên gọi bậc 1, lần hai, ba để có tên gọi bậc 2, bậc 3, cần phân biệt nhỏ hơn có bậc 4. Vì thế, việc phân biệt các phương tiện trở nên rõ ràng, chính xác, dễ nhận diện hơn. Đây cũng là một lí do giải thích cho hiện tượng đa số từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Sa Đéc, Đồng Tháp là từ ghép phân nghĩa và người làm nghề luôn ưu tiên lối tư duy phân tích, cụ thể, chi tiết đối tượng.

Như vậy, qua bảng số liệu cùng kết quả phân tích trên, chúng ta thấy rằng sự phong phú của lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Sa Đéc, Đồng Tháp phản ánh sự phong phú của hiện thực khách quan cũng như vai trò của nó đối với đời sống xã hội. Bên cạnh đó, thông qua lớp từ ngữ chỉ tên gọi hoa của làng nghề, chúng ta cũng hiểu được phần nào cách lựa chọn các đặc trưng của sự vật, cách phân cắt thực tế khách quan để phản ánh vào ngôn ngữ. Sự lựa chọn các thuộc tính đặc trưng và phản ánh chúng vào ngôn ngữ là sự thể hiện cách nhìn, lối tư duy về sự vật, lối tư duy thiên về tri giác. Họ thường có xu hướng định danh trực giác, tri nhận tổng thể những gì nhìn thấy được của cây hoa từ cành, thân, lá, hoa…, từ màu sắc đến kích thước, từ cấu tạo đến hình dáng và nguồn gốc…thậm chí họ còn liên tưởng đến những sự vật gần gũi,

81

quen thuộc trong cuộc sống, ví dụ: hoa cúc nút áo (hình dáng hoa gọn nhỏ

giống cái nút áo), hoa cúc đồng tiền (hoa tròn như đồng tiền xu), hoa lan càng

cua (nhánh chỉa ra hai bên như hai cái càng cua), hoa cúc mâm xôi (có

bông hoa nở lớn khi nở hoàn toàn bông hoa tạo thành hình cầu trông rất đẹp mắt làm người dân liên tưởng đến cái mâm xôi)…. Vì vậy, những cái tên được định danh là những tên gọi thường đơn giản, dễ hiểu, phần nào phản ánh sự mộc mạc, chất phác, thuần nông của những hộ dân chuyên cần ở làng hoa Sa Đéc nói riêng, của người miền Tây Nam Bộ nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)