Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Đề cập đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, ta thấy chúng có mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Nếu ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa ngược lại, văn hóa lại được chứa đựng trong ngôn ngữ.

26

một dân tộc tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [12, tr. 147]. Còn Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa, đồng thời, nó là hợp phần, thậm chí là hợp phần quan trọng nhất của văn hóa” [9, tr. 5]. Có thể nói ngôn ngữ là một thành tố quan trọng của văn hóa, không chỉ có sự liên hệ với các thành tố khác, mà quan trọng hơn nó là phương tiện chuyên chở văn hóa. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ rõ ràng nhất. Khi nghiên cứu văn hóa không thể bỏ qua ngôn ngữ, vì “đặc thù của văn hóa được biểu hiện trong ngôn ngữ” [9, tr. 49], và ngôn ngữ “là tấm gương thực sự của nền văn hóa dân tộc” [9, tr. 49]. Ngược lại, khi nghiên cứu ngôn ngữ, ta thấy được đặc trưng của văn hóa, vì ngôn ngữ là “yếu tố quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ ràng nhất” [9, tr. 49]. Cao Xuân Hạo đã khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa ngôn ngữ và văn hóa trong công trình Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Theo ông “Những ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đối với cấu trúc của một ngôn ngữ là điều khó có thể hồ nghi … và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại có thể gợi cho ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền văn hóa của họ” [16, tr.289].

Trần Ngọc Thêm viết trong công trình Những vấn đề văn hóa học và

ứng dụng:“Trong văn hóa dân tộc, ngôn ngữ là một thành tố đặc biệt. Nếu

ngôn ngữ, cùng với lao động, đã tạo nên con người thì cũng chính ngôn ngữ, cùng với lao động, là cội nguồn của mọi nền văn hóa” [38, tr. 66]

Tổng hợp các nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra nhận định: Ngôn ngữ chính là phương tiện tất yếu và cũng là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các thành tố khác trong một nền văn hóa. Đó là cái kho lưu giữ và thể hiện rõ nhất đặc điểm của nền văn hóa dân tộc. Vì vậy, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết trong sự phát triển của nhân loại. Cùng

27

với tư duy, nhận thức của con người ngôn ngữ và văn hóa được hình thành, phát triển. Ngôn ngữ là sản phẩm, là thành tố quan trọng nhất của văn hóa. Ngôn ngữ truyền tải, lưu giữ những đặc điểm của nền văn hóa dân tộc. Ngược lại, văn hóa góp phần làm cho ngôn ngữ phát triển trở nên đa dạng, phong phú và có giá trị. Sự biến đổi của văn hóa góp phần hoàn thiện ngôn ngữ. Thế nên mới khẳng định, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)