7. Cấu trúc của đề tài
1.5.2. Nghề trồng hoa và từ chỉtên gọi hoaở Thành phố Sa Đéc
Với địa thế khá đặc biệt như đã nói ở trên, nghề trồng hoa ở Sa Đéc thuận lợi về nhiều mặt, lại thêm người Sa Đéc hào sảng, luôn rộng mở lòng để cùng chung sức xây dựng quê hương. Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên một làng nghề truyền thống với hơn 100 năm gầy dựng và phát triển bền vững cho đến ngày nay – Làng nghề mang tên gọi làng hoa Sa Đéc, nơi cung ứng hoa cho cả nước .
Một làng nghề tồn tại hơn 100 năm, với bấy nhiêu khoảng thời gian, cùng sự thay da đổi thịt của gần ba thế hệ, để nghiên cứu một làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử như thế quả không dễ dàng.
Tiếp cận với nhiều người dân lớn tuổi của làng nghề, tôi được nghe kể từ bà Ba Huệ (tết 2019 vừa tròn 73 tuổi), thầy giáo Tiếp (người dân ví von là phù
thủy của làng hoa, nay thầy 70 tuổi), bác hai Hùng (57 tuổi, chuyên nhân giống
các loại hoa hồng nội, ngoại nhập). Họ đều kể về tuổi 20 của mình khi được sống trong sự hình thành, sự phát triển của làng hoa Sa đéc xưa kia - như một thước phim quay chậm hiện về từ kí ức đẹp.
"Hồi đó đất rộng người thưa, trong làng Tân Quy Đông này chỉ có vài trăm gia đình và lác đác vài người trồng hoa hồng, chủ yếu để thưởng lãm. Nhà tui cũng đi xin được vài gốc hồng về trồng trước sân" - bà Ba Huệ kể lại. Bà nhớ nhất
29
là vườn hồng Tư Tôn của ông Dương Hữu Tài (người địa phương hay gọi là ông Tư Tôn), cách nhà bà chỉ một con rạch nhỏ. Hằng ngày, từ nhà bà đi bộ lên vài chục mét là có thể ngửi thấy mùi hương quyến rũ từ vườn hồng này tỏa ra.
Thầy giáo Tiếp kể lại: “Thế hệ tiên phong khai mở làng nghề từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930 đó là ông nội của ông Hai Ký (Tống Tấn Ký) qua Nam Vang lấy bông đem về Rạch Dầu nghiên cứu trồng. Những loài hoa đầu tiên được trồng và nhân giống là: Cây hoa nguyệt bạch, cây hoa Kim Cúc, cây hoa
trà tiên, cây hồng, cây vạn hạp, cây hoa vạn tiếu, cây hoa vạn thọ....Rồi đem
qua Nam Vang bán. Lúc này hoa kiểng chỉ mới đáp ứng nhu cầu cá nhân riêng lẻ, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình. Cả làng Rạch Dầu khi ấy chỉ có hơn 20 hộ, chia sẻ với nhau giống cây và cách thức gieo trồng. Vậy mà, việc hình thành làng nghề hoa kiểng bắt đầu được gầy dựng”.
Cũng theo lời thầy Tiếp, giai đoạn từ năm 1930-1945, sau Hiệp định Gionever được kí kết, giao thông lúc này được đầu tư, hoa kiểng Sa Đéc nhộn nhịp tỏa đi khắp lục tỉnh Nam Kỳ. Thế hệ thứ hai mang hoa Sa Đéc "đi đánh xứ người" đó là ông Tư Tôn.
1945-1975 đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc nên nhiều người bỏ nghề. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân theo và phát triển nghề như ông Tư Tôn, thầy giáo Tiếp (lúc đó chính là trợ lí của ông Tư Tôn) và những người trồng hoa cùng lứa.
Sau ngày đất nước thống nhất đến hiện tại, hoa kiểng Sa Đéc trải qua nhiều thăng trầm. Khi tỉnh có chủ trương đưa ngành hoa kiểng vào một trong năm ngành hàng tái cơ cấu cùng các chính sách phát triển du lịch gắn liền với hoa, làng hoa này mới được vực dậy và ngày càng phát triển. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là hơn 510 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam.
30
Người ta vẫn quen gọi là làng hoa Sa Đéc để chỉ chung về một khu vực chuyên trồng hoa thuộc Thành phố Sa Đéc. Nhưng với những bậc cao niên ở xứ này, họ vẫn thích gọi là làng hoa Tân Quy Đông hơn. Bởi phường Tân Quy Đông, Thành phố Sa Đéc chính là nơi các ông tổ nghề hoa trồng những nhánh hồng đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển của làng hoa Sa Đéc sau này. Ngày nay, đặc điểm làng hoa Sa Đéc vẫn giữ nét khác biệt với hình ảnh các luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, bởi hoa ở đây được trồng trên các giàn cao, phía dưới là mặt nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào. Người dân cứ thế lội chân, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra công chăm sóc.
Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger,
cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo... Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng
xuất khẩu như: hồng Grada màu tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt, hồng Confidence màu vàng hột gà, hồng Nhung đỏ thắm mượt mà... xứ
này còn nổi tiếng bởi các loài cây kiểng, có cây quý hiếm tuổi đã ngót trăm năm, bên cạnh những loài cây rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si, mai... qua bàn tay tỉ mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây
kiểng với dáng hình đẹp, lạ, sáng tạo nên các thế phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghinh phong... hàm chứa nghệ thuật và triết lý sâu xa.
Với bề dày kinh nghiệm lâu năm và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoa kiểng Sa Đéc giờ không chỉ có mặt ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn vươn đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, một số tỉnh phía Bắc... và xuất khẩu đi các quốc gia trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc... Bởi thế, nơi đây
31
đã trở thành một địa danh quen thuộc với khách sành chơi hoa kiểng.
Tất cả đã kích thích sự tò mò và liên tưởng của người dân ở nhiều nơi đổ về vùng đất văn hóa này để chiêm ngưỡng, để lắng mình trước vẻ đẹp của các loài hoa cùng với nhiều tên gọi phong phú... Từ đó, họ khám phá thêm nét đẹp văn hóa vùng miền nơi đây.